Tìm hiểu về huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) chữa viêm khớp tại Vinmec

Các phương pháp điều trị đau đầu gối truyền thống do viêm xương khớp (OA) bao gồm thuốc chống viêm, vật lý trị liệu, tiêm cortisone và phẫu thuật. Và trong thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra xem việc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) có thể được sử dụng để điều trị viêm khớp gối hiệu quả hay không.

Tìm hiểu về huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) chữa viêm khớp tại Vinmec Tìm hiểu về huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) chữa viêm khớp tại Vinmec

1. Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là gì?

PRP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Platelet Rich Plasma”: Huyết tương giàu tiểu cầu.. Trong máu bình thường có huyết tương (plasma) và các tế bào máu là hồng cầu (93%) bạch cầu, (1%) tiểu cầu (6%). Máu sau khi được chiết xuất ly tâm sẽ loại bỏ phần lớn hồng cầu, bạch cầu sẽ còn lại tiểu cầu với tỷ lệ nhiều gấp 2 đến 7 lần tỷ lệ trong máu bình thường.

Tiểu cầu được làm vỡ sẽ giải phóng ra nhiều yếu tố dinh dưỡng, tăng trưởng có vai trò quan trọng trong việc tái tạo, làm lành tổ chức, điều hòa sản xuất collagen, kích thích tăng trưởng nguyên bào sợi và các dạng tế bào gốc khác nhau của nguyên bào sợi. PRP kích thích tế bào biểu mô, tạo chất nền, phân chia tế bào và tái tạo tế bào máu, cũng như kích thích phát triển mạch máu. Từ đó làm tái sinh các mô bị hư hại, giúp cho tế bào trở nên khỏe mạnh hơn.

Đối với các tổn thương cơ xương khớp, PRP có tác dụng kháng viêm, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, tăng khả năng vận động cho cơ và khớp.

vicare.vn-tim-hieu-ve-prp-chua-viem-khop-tai-vinmec-body-1
Huyết tương giàu tiểu cầu

Hãy tiếp tục đọc để cùng HoiBenh tìm hiểu thêm về thủ tục PRP, hiệu quả của nó và những rủi ro mà bạn có thể gặp.

2. PRP hiệu quả như thế nào?

Trong quá trình sử dụng, đã có những bằng chứng mâu thuẫn về hiệu quả của PRP trong điều trị viêm khớp gối. Phân tích tổng hợp gần đây từ năm 2017 đã xem xét 14 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng với tổng số 1.423 người tham gia. Đã phát hiện ra rằng PRP có vẻ hiệu quả trong việc kiểm soát cơn đau liên quan đến viêm khớp gối. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, so với placebo, tiêm PRP làm giảm đáng kể điểm số đau trong 3 - 6, và 12 tháng theo dõi. Và so với các biện pháp kiểm soát khác, PRP cải thiện đáng kể chức năng thể chất ở những lần theo dõi này. Nghiên cứu không thấy sự cải thiện đáng kể trong các sự kiện bất lợi sau khi tiêm.

Trong khi những kết quả đó hứa hẹn, 10 trong 14 nghiên cứu trong phân tích meta có nguy cơ thiên vị cao và 4 nghiên cứu có nguy cơ sai lệch trung bình. Cần có nhiều nghiên cứu hơn để xác định hiệu quả của việc sử dụng PRP để kiểm soát cơn đau từ viêm khớp gối.

3. Không phải ai cũng có thể sử dụng PRP

Bạn có thể là một ứng cử viên tốt cho PRP nếu các triệu chứng viêm khớp gối của bạn không thể kiểm soát được thông qua các phương pháp thông thường như thuốc chống viêm, tiêm cortisone và vật lý trị liệu.

Tuy nhiên, tiêm PRP được xem như một liệu pháp thử nghiệm. Điều đó có nghĩa rằng các vấn đề sau khi tiêm PRP sẽ không được bảo hiểm chịu trách nhiệm. Nó cũng có nghĩa là có rất ít nghiên cứu về sự an toàn và hiệu quả của phương pháp điều trị này. Vì vậy hãy tham khảo các ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ phương pháp điều trị thử nghiệm nào.

4. Tiêm PRP được chỉ định cho các bệnh xương khớp nào?

Dưới đây là các bệnh thường có chỉ định điều trị bằng tiêm PRP:

  • Bệnh lý chóp xoay (viêm, rách chóp xoay)
  • Viêm điểm bám gân tại vùng khuỷu, vùng cổ tay, gối
  • Viêm cân gan chân
  • Viêm gân hoặc các bệnh lý về gân khác
  • Chấn thương sụn chêm và dây chằng
  • Thoái hóa khớp

Tùy vào tình trạng lâm sàng của người bệnh và khả năng phục hồi của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm tiêm PRP 2 -3 lần.

So với các phương pháp điều trị truyền thống là sử dụng thuốc, trường hợp nặng có chỉ định phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP được đánh giá cao về sự an toàn do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh, giúp chấm dứt cơn đau nhanh chóng tới 80-90%.

Cộng thêm quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý đã khiến PRP đang ngày càng được áp dụng rộng rãi.

vicare.vn-tim-hieu-ve-prp-chua-viem-khop-tai-vinmec-body-2
Lấy máu của bệnh nhân để ly tâm tạo PRP

5. Bạn cần làm gì trước khi tiêm PRP?

Hãy hỏi bác sĩ của bạn về bất cứ điều gì bạn nên làm hoặc tránh làm trước khi điều trị và làm theo hướng dẫn của họ.

Ngoài ra, HoiBenh đề nghị bạn nên:

  • Tránh dùng thuốc chống viêm bảy ngày trước khi tiêm PRP
  • Hãy làm MRI cho đầu gối của bạn để bác sĩ có thể xác định mức độ viêm khớp.
  • Bạn có thể phải sử dụng nạng sau khi tiêm. Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đã biết cách sử dụng.
  • Làm liệu pháp này bạn cần phải có người thân hay một ai đó bên cạnh. Nhất định bạn sẽ cần sự trợ giúp của họ đấy.

Và cuối cùng, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp bảo hiểm của mình trước khi thực hiện liệu pháp này để xem họ có chi trả bất kỳ khoản chi phí nào không. Bởi vì đây được coi là một liệu pháp điều trị thử nghiệm, nhà cung cấp bảo hiểm có thể không nhất thiết phải chi trả bất kỳ khoản nào. Hãy tìm hiểu trước để không quá ngạc nhiên sau khi thanh toán. Nếu gói bảo hiểm của bạn không chi trả chi phí này, hoặc nếu bạn không có bảo hiểm, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sắp xếp một kế hoạch thanh toán.

6. Điều gì sẽ xảy ra trong quá trình phẫu thuật?

Là một phần của thủ thuật, bác sĩ sẽ lấy máu từ cánh tay của bạn. Sau đó, họ sẽ đưa mẫu máu vào máy ly tâm trong 15 phút. Máy ly tâm sẽ tách máu của bạn thành:

  • Hồng cầu
  • Bạch cầu
  • Huyết tương
  • Tiểu cầu

Bác sĩ sẽ sử dụng mẫu đó để trích xuất PRP. Họ sẽ làm tê liệt đầu gối của bạn và tiêm PRP vào khu vực đó. Sau đó bạn sẽ được nghỉ ngơi khoảng 15 phút trước khi xuất viện.

Quá trình này sẽ mất khoảng một giờ.

7. Điều gì sẽ xảy ra sau khi tiêm?

Sau khi tiêm, bạn phải băng đầu gối mỗi lần 20 phút sau 2 đến 3 giờ, thực hiện liên tục trong ba ngày. Bạn cũng có thể cần dùng thuốc giảm đau nếu bạn quá đau. Trong thời gian này bạn cần hạn chế hoạt động thể lực và tránh các hoạt động đè nặng lên đầu gối. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên dùng nạng trong vài ngày để giảm sức nặng của cơ thể lên đầu gối.

Cùng bác sĩ theo dõi tình trạng của bản thân trong 6 đến 8 tuần sau khi thực hiện thủ thuật để đánh giá hiệu quả của liệu pháp. Điều này sẽ giúp bác sĩ biết được cần làm gì sau đó.

vicare.vn-tim-hieu-ve-prp-chua-viem-khop-tai-vinmec-body-3
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

8. Những rủi ro khi tiêm PRP

PRP sử dụng máu của chính bạn, do đó tỉ lệ nguy cơ biến chứng cũng sẽ thấp. Tuy nhiên, có một số rủi ro bạn có thể gặp phải, bao gồm:

  • Nhiễm trùng cục bộ
  • Đau tại chỗ tiêm
  • Tổn thương thần kinh, phần lớn tại chỗ tiêm

Hãy hỏi bác sĩ về các triệu chứng có thể báo hiệu cho một biến chứng có thể gặp phải và cần phải làm gì nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào.

Điều cần thiết là bạn nên thực hiện liệu pháp này ở trung tâm y tế lớn, đầy đủ trang thiết bị, đảm bảo nghiêm ngặt về quy trình cũng như kỹ thuật giúp bạn hạn chế tối đa rủi ro phát sinh.

Hiện nay, tại bệnh viện Vinmec đang áp dụng phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu, nơi mà phương pháp này đã được chứng minh là an toàn nhất, nhanh chóng chấm dứt cơn đau và có tác dụng lâu dài.

9. Phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu ở Vinmec

Với đội ngũ bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, bệnh viện Vinmec đang là địa chỉ tin cậy cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp tới điều trị bằng phương pháp PRP.

Quy trình chính xác

Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, sau khi được khám, có chỉ định tiêm PRP, người bệnh sẽ lấy máu và chuyển tách chiết PRP. Sau 1h đồng hồ, chế phẩm này được tiêm trở lại cho người bệnh, trực tiếp vào vùng vai tổn thương. Sau tiêm, người bệnh có thể về nhà ngay và tái khám sau 3 – 4 tuần để đánh giá hiệu quả điều trị.

Trên thực tế, mức độ khỏi và dứt điểm bệnh lâu dài sẽ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng chế phẩm PRP sau tách chiết và việc tiêm đúng chuẩn vào vị trí tổn thương. Do đó, quy trình điều chế PRP tại Vinmec được thực hiện với giám sát chặt chẽ trong labo đạt chuẩn quốc tế.

Trang thiết bị hiện đại

Trang thiết hiện đại của Vinmec ưu điểm vượt trội giúp phương pháp PRP đạt được hiệu quả tối đa.

Vinmec đã sử dụng các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay để đảm bảo định vị cho mũi tiêm chính xác nhất. Đó là các máy siêu âm GE Healthcare S9 có đầu dò phẳng, tần số cao, độ phân giải HD cho hình ảnh rõ nét, phát hiện tổn thương chính xác. Máy cộng hưởng từ 3.0 Tesla có các đầu thu chuyên biệt cho vùng khớp nên có thể phát hiện được các tổn thương nhỏ, ở giai đoạn sớm.

vicare.vn-tim-hieu-ve-prp-chua-viem-khop-tai-vinmec-body-4

Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao

Nói về phương pháp PRP, bác sĩ Trần Thị Tuyết Nhung – chuyên khoa Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Vinmec Times City người trực tiếp khám và chỉ định điều trị PRP cho biết thêm: “Tiêm chế phẩm PRP nhằm tác động trực tiếp vào tổn thương nên việc xác định đúng vị trí cần tiêm là rất quan trọng. Do đó, người bệnh tại Vinmec sẽ được siêu âm và chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán chính xác bệnh lý và mức độ tổn thương, rách gân (nếu có) ở khoa Chẩn đoán hình ảnh. Quá trình tiêm PRP một lần nữa phải được kip bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và cơ xương khớp phối hợp thực hiện dưới hướng dẫn của siêu âm, để đảm bảo độ chính xác cao nhất, không có nhiễm khuẩn, khi đó “thuốc” có thể đem lại tác dụng trong thời gian ngắn, đồng thời duy trì hiệu quả lâu dài”.

Tại Vinmec, toàn bộ quá trình từ khám, chẩn đoán tới tiêm PRP luôn được thực hiện và giám sát bởi đội ngũ bác sĩ dày dạn kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao.

Từ đầu năm 2017, Vinmec Times City đã triển khai tiêm PRP điều trị bệnh viêm khớp dưới hướng dẫn siêu âm mang lại sự thay đổi tích cực cho hàng trăm người bệnh.

Để được tư vấn kỹ về bệnh thoái hóa khớp cũng như điều trị kịp thời căn bệnh này, bạn hãy gọi điện tới số hotline của Vinmec để đặt lịch khám ngay hôm nay: 024 3974 3556

Đọc thêm: Tư vấn liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu PRP | HoiBenh

Xem thêm:

  • Huyết tương giàu tiểu cầu từ A đến Z: Công dụng, cách điều chế, chi phí tiêm
  • Chi phí tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) chữa viêm khớp gối
  • Bạn có đang bị căn bệnh viêm khớp hành hạ?