Tìm hiểu về các loại thuốc kháng sinh nhóm beta lactam
Thuốc kháng sinh nhóm beta lactam là một họ kháng sinh rất lớn, bao gồm các loại kháng sinh có cấu trúc hóa học chứa vòng beta lactam. Khi vòng beta lactam liên kết với một cấu trúc vòng khác sẽ hình thành các nhóm lớn tiếp theo như: nhóm Penicilin, nhóm Cephalosporin và các beta lactam khác.
Tìm hiểu về các loại thuốc kháng sinh nhóm beta lactam
Kháng sinh nhóm beta lactam thuộc phân nhóm Penicilin
Các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicilin là dẫn xuất của acid 6-aminopenicilanic (A6AP). Trong các thuốc kháng sinh thuộc nhóm Penicilin, thì chỉ có Penicilin G là loại thuốc kháng sinh tự nhiên, và được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy Penicilium. Tất cả các loại thuốc kháng sinh còn lại thì đều là các chất bán tổng hợp.
Sự thay đổi của các nhóm thế trong cấu trúc của Penicilin bán tổng hợp dẫn tới sự thay đổi tính bền vững với các enzym Penicilinase và Beta-lLactamase; thay đổi phổ kháng khuẩn cũng như các hoạt tính kháng sinh trên các chủng vi khuẩn gây ra bệnh.
Dựa vào phổ kháng khuẩn thì có thể phân loại tiếp các kháng sinh thuộc nhóm Penicilin thành các phân nhóm với phổ kháng khuẩn tương ứng cụ thể như sau:
- Các Penicilin phổ kháng khuẩn hẹp
- Các Penicilin phổ kháng khuẩn hẹp đồng thời có các tác dụng trên tụ cầu
- Các Penicilin phổ kháng khuẩn trung bình
- Các Penicilin phổ kháng khuẩn rộng đồng thời có tác dụng ở trên trực khuẩn mủ xanh.
Phân nhóm Penicilin và phổ kháng khuẩn tương ứng
- Benzylpenicillin: Penicillin G, Procaine penicillin, benzathine penicillin, benethamin penicillin G: quan trọng nhất là hai thuốc được tô đậm, là các kháng sinh hấp thu chậm, Dùng chữa trị các loại vi khuẩn Gr(+) là chính, các VK mà nó tác động lên gồm: liên cầu ( nhóm gây tan máu beta) các phế cầu và tụ cầu ( không tiết penicilinase), trên Vk Gr(-) thì nó có thể tác dụng lên trực khuẩn Than, bạch hầu, lậu cầu và hoại thư sinh hơi. Thấm kém vào xương và màng não ( trừ khi viêm) . Là nhóm lành tính ít độc. Chủ yếu dùng cách tiêm bắp sâu và liều dùng cho người lớn là 0.6-2.4g/ngày có thể lên đến 14.4g/ngày tùy tình trạng, hay sử dụng trong các bệnh lậu, thấp tim, giang mai, vv...
- Phenoxypenicillin: dung cho nhiễm khuẩn hô hấp trên, Penicillin V, viêm họng, dự phòng thấp khớp cấp tái phát
- Menicillin M: thế hệ đầu tiên là Methicillin, sau đó là cloxacillin và oxacillin, đều là những KS có khả năng kháng lại penicillinase của tụ cầu và là những KS chống tụ cầu hang đầu. Nó có phổ tác dụng tương tự như penicillin G.
- Penicillin A: là penicillin có phổ rộng với phổ tác động lên cả Gr(+) lẫn GR (-) gồm amoxicillin và ampicillin. Phổ tác dụng lên Gram (+) tương tự pen G, đối với Gram (-) nó có thể tác dụng lên E.Coli, salmonella, Shigella.
- 2 nhóm ít được nhắc đến là Ureidopenicillin (Azlocillin, mezlocillin, piperacillin – có phổ tác dụng rộng) và Carboxypenicillin ( carbenicillin và ticarcillin)
- Nhóm carbapenem: có ba thuốc là Imipenem, ertapenem và meropenem. Imipenem là thuốc đầu nhóm, thuốc bị chuyển hóa qua thận do enzyme dehydropeptidase I, nên nó được dung với chất ức chế enzym này là cilastatin. Meropenem là thế hệ tiếp theo, nó không bị chuyển hóa ở thận bởi dehyropeptidase, nên tác dụng mạnh hơn. Là 1 nhóm kháng sinh có phổ rộng và có tác dụng mạnh lên VK gram âm, chủ yếu dùng điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện: Proteus, Escherichia coli, Klebsiella, Proteus, Providencia, Salmonella, Serratia, Shigella, and Yersinia, là chọn lựa hàng đầu chống trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa). Liều dùng của imipenem từ 1-2g mỗi ngày chia nhỏ cách nhau từ 4-6 h, liều tối đa là 4g mỗi ngày.
Kháng sinh nhóm beta lactam thuộc phân nhóm Cephalosporin
Cấu trúc hóa học của các loại thuốc kháng sinh nhóm Cephalosporin đều là dẫn xuất của acid 7-aminocephalosporanic (A7AC). Các Cephalosporin khác nhau được hình thành bằng phương thức bán tổng hợp. Sự thay đổi các nhóm thế sẽ dẫn đến thay đổi đặc tính và tác dụng sinh học của từng loại thuốc.
- Các Cephalosporin bán tổng hợp tiếp tục được chia ra làm 4 thế hệ. Sự phân chia này không dựa trên các căn cứ của cấu trúc hóa học mà dựa vào phổ kháng khuẩn của kháng sinh. Xếp theo thứ tự từ thế hệ một đến thế hệ tư, hoạt tính trên vi khuẩn Gram-dương giảm dần và các hoạt tính trên vi khuẩn Gram-âm sẽ tăng dần. Lưu ý thêm là tất cả các Cephalosporin hầu như không có tác dụng trên eEnterococci, Listeria Monocytogenes, Legionella spp., S. Aureus kháng Methicilin, Xanthomonas Maltophilia, và Acinetobacter spp.
Phân nhóm Cephalosporin và phổ kháng khuẩn tương ứng
- Thế hệ I: cephalothin, cefazolin, cephalexin, cefaclor, cefaridin....: có tác dụng chống các vi khuẩn gram dương tốt kể cả loại sản xuất ra beta lactamase nhưng tác dụng lên gram âm kém nhất là HI. chỉ định cho các nhiễm khuẩn hô hấp, tai mũi họng.... Liều được cho là 1g/ngày ở người lớn chia từ 2 đến 4 lần.
- Thế hệ II: Cefuroxim, cefoxitin, cefuroxim acetyl, cefotetan, cefamandole, ....có tác dụng chống VK gram âm tốt hơn thế hệ 2 nhưng kém thế hệ 3. Tác dụng tốt với các nhiễm khuẩn do H.I, Nesseria gonorrheae, bệnh Lyme... liều dung cho Nk hô hấp nhẹ là 250mg/lân x 2 lần/ngày, nếu nặng thì gấp đôi.
- Thế hệ III: Cefotaxim, ceftriaxone, ceftizoxime, cefoperazone, ceftazidim, moxalactam, cefixime, latamocef,...có tác dụng chống Vk gram âm như các loại trực khuẩn gram âm đường ruột, các VK kị khí và trực khuẩn mủ xanh nhưng tác dụng lên gram dương kém hơn nhất là với tụ cầu. Liều dùng trung bình khoảng 1g/ngày, nếu nặng có thể tăng lên tới 2-4g/ngày.
- Ceftriaxone (rocephin): thường sử dụng trong các nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn huyết và các nhiễm khuẩn thần kinh vì nó thấm vào màng não tốt hơn các cepha 3 khác. được dùng như một kháng sinh dự trữ để điều trị viêm màng não do Streptococus pneumonia.
- Ceftazidim được dùng để điều trị trực khuẩn mủ xanh và bệnh melioidosis ( do whitmore), nó thấm tốt vào đường hô hấp nên hay được chỉ định trong nhiễm khuẩn hô hấp. Ngoài ra nó cũng thấm tốt vào đường tiết niệu.
- Cefoperazone ( hay dùng kết hợp cùng sulbactam), nó thấm tốt vào đường mật nên hay dùng trong các nhiễm khuẩn gan mật.
- Thế hệ IV: cefepime ít dung vì tỉ lệ kháng thuốc khá cao.
Kháng sinh nhóm beta lactam thuộc nhóm các beta lactam khác
- Nhóm Barbapenem
Nghiên cứu biến đổi cấu trúc hóa học của Penicilin và Cephalosporin đã tạo thành 1 kháng sinh nhóm beta lactam mới, có phổ kháng khuẩn rộng, đặc biệt có hoạt tính cực mạnh trên vi khuẩn Gram-âm – đó là loại kháng sinh nhóm Carbapenem.
- Nhóm Monobactam
Kháng sinh Monobatam là loại kháng sinh nhóm beta lactam mà công thức phân tử có chứa beta lactam đơn vòng. Chất điển hình của nhóm này là Aztreonam.
Thuốc chỉ có tác dụng trên vi khuẩn Gram-âm, không có tác dụng trên vi khuẩn Gram-dương và vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, nó lại hoạt tính rất mạnh trên Enterobacteriaceae và có tác dụng đối với P.Aeruginosa.
- Các chất ức chế beta lactamase
Các chất này nhưng không có hoạt tính kháng khuẩn, mà chỉ có vai trò ức chế enzym beta lactamase bởi vi khuẩn tiết ra. Các chất hiện hay được sử dụng trên lâm sàng là Sulbactam, Acid Clavulanic và Tazobactam.
Tác dụng không mong muốn (ADR) của kháng sinh nhóm beta lactam
Dị ứng với các biểu hiện ngoài da như ban đỏ, mẩn ngứa, mề đay, phù Quincke gặp với tỷ lệ cao. Trong các loại dị ứng, sốc phản vệ là tác dụng không mong muốn nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Tai biến thần kinh với biểu hiện kích thích và khó ngủ. Bệnh não cấp là ADR thần kinh trầm trọng như nói sảng, co giật, rối loạn tâm thần hay hôn mê, tuy nhiên tai biến này thường chỉ gặp ở liều rất cao hay là ở người bệnh suy thận do ứ trệ thuốc gây nên quá liều.
Các ADR khác có thể gặp là gây chảy máu do tác dụng chống kết tập tiểu cầu của 1 số Cephalosporin; rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột với loại phổ rộng.
Xem thêm:
- Thuốc kháng sinh là gì? Sử dụng ra sao để có hiệu quả?
- Dị ứng thuốc kháng sinh có nguy hiểm không?
- Kháng sinh đồ là gì, khi nào cần thực hiện kháng sinh đồ?