Tìm hiểu về bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn là một trong những căn bệnh tim mạch phổ biến. Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới.

Tìm hiểu về bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn Tìm hiểu về bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn là gì?

Giống như bất kỳ cơ bắp nào trên cơ thể, tim là bộ phận luôn cần phải cung cấp oxy và chất dinh dưỡng liên tục. Hai động mạch vành lớn có nhiệm vụ cung cấp oxy để nuôi dưỡng tim. Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn hay còn gọi là đau thắt ngực ổn định mạn hoặc suy động mạch vành mạn, xảy ra khi một trong các động mạch hoặc các nhánh bị tắc nghẽn do sự tích tụ các mảng xơ vữa, khiến cho lưu lượng máu không đủ cung cấp cho tim, một phần của tim sẽ bị thiếu oxy trong thời gian dài.

Việc giảm oxy trong tim có thể gây ra tổn thương cơ tim, giảm khả năng bơm máu, khiến cho nhịp tim bất thường nghiêm trọng. Không chỉ có vậy, động mạch vành bị tắc nghẽn có thể dẫn đến những cơn đau tim hay còn gọi là nhồi máu cơ tim.

Thiếu máu cơ tim cục bộ mạn có thể khiến cho chất lượng cuộc sống suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

vicare.vn-tim-hieu-ve-benh-tim-thieu-mau-cuc-bo-man-body-1

Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn

Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn chỉ xảy ra với những người có lượng máu trong cơ thể không đủ. Tuy nhiên, quan điểm này là sai lầm. Thiếu máu xảy ra do sự giảm sút hemoglobin - thành phần chở oxy cho máu. Chính vì vậy, bất kỳ người nào cũng có thể bị tim thiếu máu, kể cả những người không bị thiếu máu.

Đối tượng mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ thường là những người cao tuổi. Ở nam giới, nguy cơ mắc bệnh gia tăng khi trên tuổi 45. Còn ở nữ giới, nguy cơ mắc bệnh gia tăng khi trên 55 tuổi.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn xảy ra khi có một hoặc nhiều yếu tố làm tổn thương các lớp bên trong lòng động mạch vành, khởi phát sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch. Những yếu tố này bao gồm:

  • Nồng độ cholesterol cao
  • Nồng độ triglyceride cao
  • Mỡ trong máu cao, béo phì
  • Huyết áp cao
  • Tuổi cao
  • Đường huyết cao
  • Gia đình từng có tiền sử mắc bệnh mạch vành

Một số những yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ như:

  • Làm việc căng thẳng kéo dài
  • Chế độ sinh hoạt ít vận động
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích, cocaine như rượu, bia, thuốc lá
  • Phụ nữ có tiền sử tiền sản giật hoặc huyết áp cao trong thời gian mang thai.

Những triệu chứng của bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn

Tình trạng tim bị thiếu máu trong thời gian dài có thể dẫn tới các triệu chứng sau:

  • Đau thắt ngực: triệu chứng thường gặp nhất. Những cơn đau thường xuất hiện ở giữa ngực, phía sau xương ức, hoặc phía bên trái. Không những vậy, cơn đau còn kéo dài lên cổ, vai trái, hàm dưới hay lan dọc phía trong của vai trái. Những cơn đau khiến người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực khiến trái tim bị bóp nghẹt, thường kéo dài một vài phút rồi biến mất rồi lại xuất hiện.
  • Mệt mỏi, chân tay vô lực
  • Ợ nóng, khó tiêu.
  • Đổ mồ hôi lạnh
  • Chuột rút.
  • Buồn nôn.
  • Hụt hơi, thở dốc
  • Tim đập nhanh, đánh trống ngực.

Các triệu chứng diễn ra nghiêm trọng có thể cảnh báo nguy cơ nhồi máu cơ tim đe dọa đến tính mạng. Một số trường hợp không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào, được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng.

vicare.vn-tim-hieu-ve-benh-tim-thieu-mau-cuc-bo-man-body-2

Phương pháp điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn

Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau để có thể điều trị được bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn:

  • Chất làm loãng máu như aspirin giúp phá vỡ khối tiểu cầu, cải thiện lưu lượng máu qua động mạch bị hẹp.
  • Chất làm tan huyết để làm tan các cục máu đông.
  • Các loại thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel, giúp ngăn chặn sự hình thành của các cục máu đông.
  • Nitroglycerin làm giãn mạch máu.
  • Chen beta giúp làm giảm huyết áp, thư giãn cơ tim, hạn chế tổn thương cho tim.
  • Thuốc ức chế men chuyển ACE làm giảm huyết áp và giảm áp lực đến tim

Đối với những trường hợp không thể điều trị được bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa để chữa trị. Các bác sĩ có thể tiến hành nong vành mạch để có thể cung cấp được máu cho tim. Để thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ luồn một ống thông qua động mạch ngoại biên để đến khu vực bị tắc nghẽn. Sau đó, họ sẽ thổi phồng một quả bóng nhỏ gắn ở ống thông để động mạch có thể lưu thông trở lại. Bác sĩ có thể sẽ đặt thêm một ống lưới nhỏ (stent) ở vị trí tắc nghẽn để ngăn không cho động mạch hẹp trở lại.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để ghép mạch máu khác băng qua động mạch vành bị hẹp, giúp máu lưu thông ở dưới khu vực tắc nghẽn.

Nếu tim đã bị hư hỏng quá nặng, tất cả các phương pháp trên đều không thể thực hiện được, người bệnh sẽ cần phải tiến hành cấy ghép tim.

Ngoài ra, người bệnh có thể kiểm soát được thiếu máu cơ tim bằng cách thực hiện các điều sau:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế hấp thu chất béo bão hòa, ăn nhiều ngũ cốc, trái cây, rau quả.
  • Tập thể dục thường xuyên để cải thiện lượng máu đến tim.
  • Duy trì cân nặng, nếu thừa cân có thể gặp bác sĩ để tư vấn phương pháp giảm cân.
  • Giảm căng thẳng, áp lực làm việc.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, kiểm tra chỉ số cholesterol trong máu, huyết áp, lượng đường huyết trong cơ thể.

Xem thêm:

  • Bệnh tim thiếu máu cục bộ - nguy hiểm khôn lường, có thể gây đột tử
  • Triệu chứng và cách điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ
  • Thực phẩm tốt cho người bị bệnh thiếu máu cơ tim