Tìm hiểu về bệnh sởi trẻ em 9 tháng tuổi

Bệnh sởi là bệnh theo mùa, hay gặp nhất ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém và khả năng miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh tuy ít gây tử vong nhưng nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, khô giác mạc, tiêu chảy, viêm não,... Vì vậy nhiều người thắc mắc triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em 9 tháng tuổi và cách phòng, chữa bệnh này như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh sởi trẻ em 9 tháng tuổi Tìm hiểu về bệnh sởi trẻ em 9 tháng tuổi

Bệnh sởi là bệnh theo mùa, hay gặp nhất ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém và khả năng miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh tuy ít gây tử vong nhưng nếu không điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, khô giác mạc, tiêu chảy, viêm não,... Vì vậy nhiều người thắc mắc triệu chứng bệnh sởi trẻ em 9 tháng tuổi và cách phòng, điều trị bệnh này như thế nào?

Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sởi ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này.

Bệnh sởi lây qua đường hô hấp. Khi trong môi trường không khí có chứa có vi rút gây bệnh và trẻ nhỏ tiếp xúc với môi trường ấy sẽ dẫn đến mắc bệnh.

Bệnh sởi lây gián tiếp khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện,...

Do trẻ tiếp xúc với người bệnh. Từ đó khiến các vi rút siêu vi lây lan, xâm nhập vào cơ thể rồi gây bệnh.

vicare.vn-nguyen-nhan-cach-chua-va-trieu-chung-benh-soi-tre-em-9-thang-tuoi-body-1

Trẻ em hệ miễn dịch còn kém nên rất dễ nhiễm virus sởi.

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em 9 tháng tuổi

Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em 9 tháng tuổi rất dễ nhận biết. Chỉ cần các bạn chú ý một chút là có thể phát hiện ra, dưới đây là những biểu hiện về bệnh sởi ở trẻ.

- Dấu hiệu đầu tiên dễ nhận biết chính là sốt. Trẻ thường bị sốt cao từ 39 đến 40 độ C hoặc có thể sốt nhẹ nhưng sốt liên tục.

- Trẻ bị sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, xuất hiện dử mắt, viêm kết mạc, phù mi nhẹ.

- Các cơn ho xuất hiện. Sau đó trẻ dễ bị ho khan và khàn tiếng. Hoặc xuất hiện đờm khiến trẻ khó chịu. Kèm theo đó là tiêu chảy, trẻ quấy khóc, bỏ ăn.

- Nếu để ý bạn sẽ thấy trên niêm mạc má của trẻ xuấtt hiện những chấm nhỏ khoảng 1mm. Những chấm này có màu đỏ, sung huyết.

- Sau khi sốt từ 3 đến 4 ngày thì tình trạng sốt sẽ giảm dần. Lúc này bé sẽ xuất hiện các nốt ban. Lan dần hai bên má, cổ, ngực, tứ chi, sau lưng, toàn thân. Các nốt ban màu hồng nhạt, nhẵn. Nếu ấn tay vào sẽ biến mất. Các nốt ban xen giữa vùng da lành.

- Sau từ 3 đến 4 ngày phát ban thì các vết ban bay mất và bay theo thứ tự đã mọc. Sau khi các vết ban bay hết sẽ để lại vết thâm trên da. Sau khoảng 1 tuần nữa thì da trẻ lại trở về như ban đầu, không còn dấu hiệu gì của sởi.
vicare.vn-nguyen-nhan-cach-chua-va-trieu-chung-benh-soi-tre-em-9-thang-tuoi-body-2

điều trị bệnh sởi ở trẻ

- Để phòng bệnh sởi ở trẻ thì các bạn cần tiêm phòng vắc xin sởi cho trẻ mũi đầu tiên khi trẻ 9 tháng tuổi. Mũi thứ hai trong chiến dịch tiêm nhắc lại.

- Khi trẻ bị sởi cần cho trẻ ở nơi thoáng mát, khô ráo và sạch sẽ.

- Cho trẻ bú đều cữ và có thể bú nhiều hơn. Nếu trẻ đã ăn dặm cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để trẻ tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch.

- Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên kiêng khem quá mức sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng trầm trọng hơn.

- Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng thuốc hay kháng sinh khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Cần đưa trẻ đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, điều trị kịp thời và chính xác.

Phát hiện sớm triệu chứng bệnh sởi trẻ em 9 tháng tuổi để nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
>>> Xem thêm: Sởi tiêm mấy mũi là đúng quy trình tiêm phòng