Tìm hiểu về bệnh sa tử cung ở người già

Sa tử cung ở người già là một trường hợp phổ biến của bệnh sa tử cung. Căn bệnh này đem lại nhiều bất tiện cũng như khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày. Bài viết sẽ cung cấ các thông tin, giúp chị em tìm hiểu về bệnh sa tử cung ở người già và cách phòng tránh bệnh sa tử cung hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh sa tử cung ở người già Tìm hiểu về bệnh sa tử cung ở người già

Bệnh sa tử cung là gì?

Sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục là tình trạng đi xuống của tử cung, trực tràng hoặc bàng quang vào trong hoặc ra bên ngoài âm đạo. Phần sa này sẽ tạo một khối phồng trong âm đạo giống như cục thịt thừa, gây cảm giác khó chịu ở vùng kín. Mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống, đặc biệt là đối với phụ nữ độ tuổi mãn kinh. Theo các chuyên gia phụ khoa, hiện đang có khoảng 50% phụ nữ độ tuổi từ 50–79 tuổi mắc căn bệnh sa tử cung

Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp của bệnh sa tử cung ở người già?

Thông thường trước đây sa tử cung thường xảy ra ở phụ nữ tiền mãn kinh do đẻ nhiều. Ngày nay, với xã hội phát triển ngày nay cùng kiến thức nâng cao, mỗi gia đình thông thường chỉ đẻ từ 1-2 người con nên phụ nữ mắc căn bệnh này cũng đã giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên không phải không có, phụ nữ tại các vùng nông thôn mắc căn bệnh này nhiều hơn so với vùng thành thị.

Dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng, các chuyên gia đã phát hiện rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sa các tạng vùng chậu là: Đẻ nhiều, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, mãn kinh, nâng vật nặng, béo phì, hút thuốc lá, ho mãn tính, hen suyễn, viêm phế quản mãn tính hoặc mắc bệnh thần kinh...

Các triệu chứng bệnh sa tử cung ở người già

  • Sờ thấy khối phồng bên trong hoặc thập thò trong âm hộ
  • Có cảm giác nặng vùng chậu
  • Són tiểu và nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính, tiểu khó
  • Đi tiểu gặp nhiều khó khăn
  • Đau lưng dưới

Các chuyên gia sản khoa khuyên rằng, chị em nên liên hệ với bác sĩ ngay khi gặp các triệu chứng điển hình trên của bệnh sa tử cung. Tuy ở độ tuổi này phụ nữ không còn nhu cầu sinh đẻ nhưng nếu để sa tử cung kéo dài sẽ tác động xấu đến đời sống hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh.

vicare.vn-tim-hieu-ve-benh-sa-tu-cung-o-nguoi-gia-body-1

Cách phòng tránh bệnh sa tử cung ở người già

Khám và điều trị tại cơ sở y tế uy tín

Khi mắc sa tử cung, phụ nữ lớn tuổi nên đến cơ sở y tế uy tín để khám và chữa trị theo phác đồ điều trị đặc biệt từ các bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên chần chừ không chữa trị vì cho rằng mình đã lớn tuổi vì không chữa trị sẽ khiến tử cung sa xuống nhiều hơn và gây viêm loét, bội nhiễm rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Phòng bệnh bằng chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên

Với những phụ nữ lớn tuổi may mắn chưa mắc bệnh, các chị nên phòng tránh bệnh sa tử cung ở tuổi già từ sớm bằng cách: Duy trì cân nặng trung bình, giữ hoặc đạt được trọng lượng trong giới hạn cho phép.

Bên cạnh đó, quá trình mang thai và sinh nở có thể làm suy yếu mô liên kết và các cơ sàn chậu. Do đó, trước và sau khi sinh con phụ nữ có thể tập một số bài tập nhằm tăng cường sức cơ sàn chậu, điển hình là bài tập Kegel.

Nếu không, chỉ cần các bài tập cơ bản như co giãn cơ sàn chậu cũng có hiệu quả trong việc dự phòng bệnh sa tử cung. Đồng thời, chị em hãy kiểm soát các cơn ho bằng cách điều trị ho mãn tính, viêm phế quản, tránh xa thuốc lá và các chất độc hại cho phổi.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh sa tử cung ở người già. Hi vọng, với phần kiến thức hữu ích này, chị em có thể hiểu hơn về nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh sa tử cung một cách hiệu quả. Từ đó có biện pháp chăm sóc sức khỏe bản thân một cách tốt nhất, tận hưởng cuộc sống viên mãn của tuổi già.

Xem thêm:

  • Phụ nữ sinh mổ có bị sa tử cung không?
  • Chị em đua nhau đi phẫu thuật thu hẹp âm đạo: Ai nên, ai đừng?
  • Bị sa âm đạo có quan hệ được không?