Tìm hiểu về bệnh dày sừng ánh nắng do Bác sĩ Da Liễu Trung ương tư vấn

Da dày sừng ánh nắng là một trong những hậu quả để lại do tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời gây ra. Nó thường xuất hiện ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da ở vùng mặt, da đầu, mặt duỗi cẳng tay, mu tay, vùng cổ.... Cùng tìm hiểu xem dày sừng ánh nắng là bệnh gì qua tư vấn của Bác sĩ Da liễu Trung ương.

Tìm hiểu về bệnh dày sừng ánh nắng do Bác sĩ  Da Liễu Trung ương tư vấn Tìm hiểu về bệnh dày sừng ánh nắng do Bác sĩ Da Liễu Trung ương tư vấn

Da dày sừng ánh nắng là một trong những hậu quả để lại do tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời gây ra. Nó thường xuất hiện ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da ở vùng mặt, da đầu, mặt duỗi cẳng tay, mu tay, vùng cổ.... Cùng tìm hiểu xem dày sừng ánh nắng là bệnh gì qua tư vấn của Bác sĩ Da liễu Trung ương.

Dày sừng ánh nắng là bệnh gì?

Dày sừng ánh nắng (hay còn gọi dày sừng quang hóa) là một bệnh da liễu xuất hiện ở những vùng da thường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Thương tổn da có dát màu hồng hoặc hơi thẫm, bề mặt thô, khô và có khi có ít vảy da. Bệnh có thể gặp ở tất cả mọi người nếu phải tiếp xúc nhiều và thường xuyên với ánh sáng mặt trời.

Tuy nhiên bệnh thường xuất hiện ở những người da sáng màu, độ tuổi trên 40 và có nhiều năm tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời. Vị trí thương tổn hay gặp ở những vùng da như da mặt, da đầu, mặt duỗi cẳng tay, mu tay, cổ....

Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh – Phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời có thể phá hủy các tế bào da của bạn, dẫn đến bệnh dày sừng ánh nắng. Mỗi năm theo thống kê cứ khoảng 1/1000 trường hợp bệnh nhân bị dày sừng ánh nắng tiến triển thành ung thư tế bào gai do các tế bào trở nên bất thường. Ung thư tế bào gai có thể lan rộng, xâm lấn hoặc di căn do đó việc chẩn đoán sớm và điều trị bệnh dày sừng ánh nắng là rất cần thiết.

vicare.vn-tim-hieu-ve-benh-day-sung-anh-nang-do-bac-si-da-lieu-trung-uong-tu-van1

Điều trị dày sừng ánh nắng

Việc chẩn đoán và điều trị sớm là việc làm rất cần thiết, tuy nhiên tùy theo từng đối tượng, giai đoạn bệnh, mức độ xâm lấn mà có thể áp dụng theo các phương pháp nhau. Và điều trị theo phương pháp nào cũng phải được làm theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Các phương pháp điều trị dày sừng ánh nắng phổ biến hiện nay:- Phương pháp dùng Nitơ lỏng: Phương pháp này điều trị nhanh và rất có hiệu quả, thương tổn bị đông lạnh sau vài giây khi dùng tăm bông nhúng trong nitơ lỏng hoặc bằng phương pháp phun. Sau đó nó sẽ đóng vảy và tự biến mất sau 10 - 14 ngày. Phương pháp này thường áp dụng điều trị ở những thương tổn khu trú.- Đốt laser (ở những vùng thương tổn khu trú): sử dụng một chùm tia ánh sáng laser mạnh (ví dụ như laser CO2) được sử dụng để tiêu diệt lớp trên cùng của da, giúp da mới phát triển thay thế cho vùng bị hư hại.- Điều trị bằng các loại thuốc bôi như 5 FU (Fluorouracil), Imiquimod, ingenol mebutate, diclofenac.... và thường được áp dụng điều trị ở những vùng thương tổn lan tỏa.- Phương pháp phẫu thuật: phương pháp này ít khi được các bác sĩ chỉ định.- Sử dụng thuốc và ánh sáng để tiêu diệt tế bào (liệu pháp quang động học): bác sĩ sử dụng thuốc (ví dụ như axit aminolevulinic) đặt trên vùng da bị thương tổn, sau đó kích hoạt với ánh sáng. Ánh sáng sẽ tác động lên thuốc làm tiêu diệt bệnh dày sừng ánh nắng.

vicare.vn-tim-hieu-ve-benh-day-sung-anh-nang-do-bac-si-da-lieu-trung-uong-tu-van2

Cách phòng ngừa dày sừng ánh nắng

Khi mà khí hậu trái đất ngày một nóng lên, những cuộc nghỉ dưỡng ở bãi biển, những chuyến đi picnic dã ngoại hay nằm thư giãn ở bể bơi ngoài trời... có thể gây hại đến làn da của bạn. Theo báo cáo, khoảng hơn 90% các ung thư da xuất hiện ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng. Ngoài ra còn gây các tổn thương da như: dày sừng ánh nắng, bỏng nắng, đỏ da, tăng sắc tố, khô da... để bảo vệ làn da của mình dưới các tác động của tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời chúng ta cần phải lưu ý một số điểm sau:

  • Tránh tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, nhà hoặc ở những nơi có bóng râm thời điểm mà nhiều ánh nắng nhất trong ngày (từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).
  • Không tắm nắng.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 15 trở lên. Bôi kem chống nắng ít nhất 15 đến 30 phút trước khi đi ra ngoài, nên đeo kính râm.
  • Nên chọn các loại kem chống nắng phổ rộng có thể bảo vệ chống lại cả tia cực tím UVA và UVB.
  • Cứ sau 2 giờ phải bôi lại kem chống nắng 1 lần, và bôi cả khi trời có mây. (Nhiều người cho rằng trời mùa đông không có nắng thì không cần bôi kem chống nắng, điều này là không đúng).
  • Nếu phải ra ngoài hoặc phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời thì cần đội mũ rộng vành và mặc quần áo dài để hạn chế các vùng trên cơ thể tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Khi da xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ thì nên đi khám.

Qua bài viết bệnh dày sừng ánh nắng là bệnh gì chúng ta đã biết được những tác động xấu và nguy hiểm mà tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời gây ra. Vì vậy chúng ta cần phải nắm được các biện pháp phòng tránh để có thể bảo vệ được sức khỏe của cả bản thân và gia đình bạn.

Xem thêm :

  • 7 dấu hiệu “nhận dạng” bạn thuộc da nhạy cảm
  • Những sự thật chưa biết về da nhạy cảm
  • Top 7 loại kem chống nắng cho da nhạy cảm giá bình dân