Tìm hiểu thông tin về bác sĩ Nhã Bệnh viện Bưu điện

Hơn 30 năm kinh nghiệm Sản Phụ Khoa, 10 năm chuyên sâu về Hỗ trợ sinh sản với kiến thức chuyên môn sâu rộng, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã – Trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Bưu điện đã điều trị thành công, mang đến niềm hạnh phúc vô bờ bến cho hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn. Dưới bài viết này, Vicare sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tin về bác sĩ Nhã Bệnh viện Bưu điện để bạn hiểu rõ.

Tìm hiểu thông tin về bác sĩ Nhã Bệnh viện Bưu điện Tìm hiểu thông tin về bác sĩ Nhã Bệnh viện Bưu điện

Hơn 30 năm kinh nghiệm Sản Phụ Khoa, 10 năm chuyên sâu về Hỗ trợ sinh sản với kiến thức chuyên môn sâu rộng, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã – Trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Bưu điện đã điều trị thành công, mang đến niềm hạnh phúc vô bờ bến cho hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn. Dưới bài viết này, HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu thông tin về bác sĩ Nhã Bệnh viện Bưu điện để bạn hiểu rõ.

Tóm tắt tiểu sử Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã sinh năm 1962 tại thành phố Hà Nội. Bác sĩ vinh dự xếp hạng nổi tiếng thứ 85417 trên thế giới và thứ 181 trong danh sách Bác sĩ nổi tiếng. Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã rất giỏi nghề, tận tâm, nhiệt tình, luôn hướng về lòng lương thiện với người bệnh và vô cùng "mát tay" là nhận xét của các bệnh nhân vô sinh hiếm muộn về Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã - Trưởng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Bưu điện.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành Sản Phụ Khoa, 10 năm chuyên sâu về Hỗ trợ sinh sản, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã đã điều trị thành công, mang đến niềm hạnh phúc, niềm vui vô bờ bến cho hàng ngàn cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn.

Trung bình cứ mỗi tháng Trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Bệnh viện Bưu Điện đón nhận và điều trị cho hàng trăm ca bệnh nhân vô sinh, hiếm muộn. Tỷ lệ thành công rất cao cập nhật theo từng tháng đạt từ 60-65%, tỷ lệ có thai lâm sàng (có tim thai) đạt từ 55 - 60% và thai diễn tiến (có thai trên 12 tuần) là 45-50%. Đặc biệt, theo số liệu thống kê mới đây thì tỷ lệ thai sinh sống năm 2016 và 3 tháng đầu năm 2017 là 40-42%. không những tỉ lệ mang thai cao mà tỉ lệ mang thai đôi cũng rất cao, đó cũng là điều mong ước của các gia đình vô sinh, hiếm muộn. Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội hầu như lúc nào cũng “đông đúc”, có những gương mặt bệnh nhân còn khá trẻ, nhưng ngược lại cũng có những người phụ nữ đã bước vào tuổi ngoại tứ, ngũ tuần. Họ vào đây với chung một mục đích, chung những cảm xúc đó là tiếp nối hoặc bắt đầu hành trình tìm kiếm một đứa con thơ.

Tại đây, người ta hay gọi bác sĩ với cái tên thân mật là "cô Nhã", "chị Nhã" và thậm chí là "mẹ Nhã" bởi chính bác sĩ là người đã có công tạo ra hàng trăm, hàng nghìn đứa con mà chính chị cũng không đếm hết. Có những khi bác sĩ đã vui mừng nói với các đồng nghiệp "bệnh nhân có thai mà cứ như là mình có thai". Có những hôm đang rất mệt mỏi nhưng các bạn điện thoại đến báo có thai, bỗng bao nhiêu mệt mỏi tan biến hết. Tự nhiên mình được tăng thêm sức mạnh, phấn chấn và khỏe hẳn lên. Khi thành công thì người vui mừng nhất đương nhiên là bệnh nhân. Có những người đến đây còn khóc vì quá hạnh phúc nhưng mình vẫn thương. Đó là bởi làm IVF áp lực rất lớn nhất định tâm lý không thể để ảnh hương gì nhiều, bởi nếu tâm lý ảnh hưởng thì tỉ lệ thành công sẽ giảm đi, nên khi có thai họ có vui cũng phải nén lại vì biết còn cả chặng đường phía trước. Khi sinh rồi thì cảm xúc mới thực sự vỡ òa.

vicare.vn-tim-hieu-thong-tin-ve-bac-si-nha-benh-vien-buu-dien-body-1

Bác sĩ Nhã Bệnh viện Bưu điện chia sẻ: Nhìn thấy bệnh nhân hạnh phúc chính là động lực để dành hết tâm huyết cho nghề

Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội hầu như lúc nào cũng “đông đúc”, có những gương mặt bệnh nhân còn khá trẻ, nhưng cũng có những người phụ nữ đã bước vào tuổi ngoại tứ, ngũ tuần. Họ vào đây với chung một mục đích, đó là tiếp nối hoặc bắt đầu hành trình tìm kiếm một đứa con thơ. Và một trong số những người luôn sát cánh, ươm mầm cho ước mơ của những người phụ nữ được lên chức mẹ ấy là Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã - Trưởng trung tâm hỗ trợ sinh sản.

Được biết đến là một bác sĩ chữa hiếm muộn khá “mát tay”. Vậy cơ duyên đến với nghề của bác sĩ như thế nào?

Từ những ngày còn đang ngồi trên giảng đường đại học, do chị gái tôi cũng đã từng bị hiếm muộn nên bản thân rất trăn trở muốn tìm hiểu về chuyên ngành này. Tuy nhiên, thực tế ngày đấy hiểu biết về khoa học cũng như về vô sinh hiếm muộn còn hạn chế, nhất là ở những tỉnh phía Bắc, chính vì thế tôi thấy đó là một sự bế tắc.

Năm 2005, khi được lãnh đạo gọi lên bảo cho đi học hiếm muộn, tôi đã rất vui. Mặc dù hoàn cảnh lúc đó khó khăn, con còn nhỏ, nhưng tôi hiểu đó là cơ hội để mình tìm hiểu sâu về chuyên ngành mà bản thân đã trăn trở bao nhiêu năm nay. Mặc dù ngày ấy đi lại giữa Hà Nội và Thành phố HCM không dễ dàng như bây giờ, tôi vẫn quyết định dứt áo ra đi.

Đầu tiên cũng không mong là mình sẽ làm được gì nhiều, chỉ nghĩ cố gắng tìm hiểu để biết sao người nhà mình bất hạnh như vậy và hy vọng có hiểu biết để tìm cách chữa trị.

Điều gì khiến bác sĩ dành hết tâm huyết với nghề?

Gắn bó với Bệnh viện Bưu điện Hà Nội nhiều năm nay, điều khiến tôi tâm huyết nhất với nghề chính là nhìn thấy bệnh nhân của mình hạnh phúc, bởi vì tôi là phụ nữ nên tôi biết người phụ nữ mà không có con là điều rất bất hạnh. Đấy là động lực để chúng tôi vững bước hơn trên con đường của mình.

Chữa hiếm muộn khá nhiều năm, tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau, chắc hẳn phải có những trường hợp để lại ấn tượng đặc biệt cho bác sĩ?

Rất nhiều, bởi vì làm chuyên ngành hiếm muộn tiếp xúc với rất nhiều hoàn cảnh khác nhau. Có nhiều bạn may mắn, đến chữa là được ngay. Nhưng cũng không ít người phải chật vật đi khám rất nhiều nơi, cuối cùng mới may mắn tìm được điểm đỗ.

Có những người lớn tuổi đã đi chữa nhiều nơi rồi vô tình khi đến chỗ tôi thì lại thành công. Như chị Phúc ở Hà Nội chẳng hạn, ngay lần đầu chuyển phôi chị ấy có ngay một em bé, hiện giờ cháu được gần 2 tuổi rồi.

Và tôi đặc biệt ấn tượng với một bạn khoảng 38, 39 tuổi vừa mới sinh xong gần đây vì hành trình tìm con rất vất vả. Khi biết khó có con từ cách đây 10 năm, nhà có điều kiện nên bạn ấy đã ra nước ngoài làm 3, 4 lần rồi lại về nước làm thêm một vài lần mà chưa thành công.

vicare.vn-tim-hieu-thong-tin-ve-bac-si-nha-benh-vien-buu-dien-body-2

Khi đến gặp tôi, dự trữ buồng trứng của bạn ấy gần như không còn. Tôi đã khuyên nên đi xin trứng nhưng bạn không đồng ý, chỉ bảo cô cố gắng giúp cháu, cháu muốn lấy trứng của chính mình. Lần đầu tiên kích trứng không được một quả nào. Sau 5 ngày, tôi buộc phải dừng chu kì. Dù vậy nhưng lúc nào bạn ấy cũng vui, cũng cười, thất bại cũng cười, bảo cháu về bồi dưỡng rồi lại chiến đấu tiếp.

Lần thứ hai kích trứng, bạn ấy được hai quả và tạo thành công một phôi. Sau đó chuyển phôi, bạn ấy mang thai nhưng rồi thai sinh hóa, không phát triển. Lúc đó chính tôi cũng buồn, vậy mà không hiểu bạn ấy giấu nỗi buồn trong lòng thế nào. Khi gặp bác sĩ vẫn vui cười bảo cháu thất bại thì làm lại. Đến lần thứ 3 thì may mắn mới mỉm cười với bạn ấy. Lần đó kích được 4 quả trứng và chúng tôi làm được 3 phôi, thực hiện chuyển hai phôi, còn một phôi trữ.

Có thể thấy trong điều trị vô sinh, hiếm muộn thì tâm lý rất quan trọng?

Đúng vậy. Tôi vẫn nói với bệnh nhân khi điều trị vô sinh hiếm muộn, tâm lý rất quan trọng. Trở lại với câu chuyện ở trên, tôi không hiểu vì sao mà những lần trước bạn ấy lại không thành công, cũng có thể lúc đó căng thẳng nên từ hồi còn trẻ, bạn ấy chưa bao giờ có thai một lần nào.

Nhiều lúc tôi nghĩ bản thân mình cũng không lý giải được vì sao thất bại nhiều như thế mà không bao giờ thấy bạn ý buồn cả và cũng không than thở với bác sĩ, chỉ bảo cháu vẫn quyết tâm, cô cứ giúp cháu đi, cháu vẫn chiến đấu đến cùng. Tôi nghĩ chính niềm tin đã đưa may mắn đến với người mẹ này.

Khi được nhiều người tin tưởng, ngày càng có nhiều bé gọi là mẹ nuôi thì bác sĩ có cảm thấy áp lực hơn không?

Có chứ. Tôi vẫn nói với các đồng nghiệp là bây giờ tỷ lệ thành công cao so với ngày xưa, ở cả trung tâm tôi và các nơi khác cũng vậy. Nhưng kể cả thành công đến 90% đi chăng nữa thì 10% còn lại vẫn là sự thất bại. Và với mình thì là 10%, nhưng với mỗi bệnh nhân thì sự thất bại đó là 100%.

Chính vì thế nên mong muốn của chúng tôi là ai chữa trị cũng thành công. Nhưng cho đến bây giờ khoa học cũng chỉ dừng lại được ở mức như vậy thì mình chỉ biết cố gắng hết sức thôi.

Trong quy trình làm IVF, tất cả các khâu tạo thành một vòng tròn khép kín, chỉ cần một khâu bị hỏng là hỏng hết luôn. Vì vậy, tôi luôn động viên tất cả các bạn phải thường xuyên trau dồi kiến thức để đem kĩ thuật tốt nhất áp dụng cho bệnh nhân, tăng tỉ lệ thành công cho họ.

Mỗi một việc làm hàng ngày của mình, mỗi một động tác mà mình làm, mình phải nghĩ rằng nó sẽ ảnh hướng đến sự thành công của bệnh nhân như thế nào. Và giả sử mình chỉn chu một chút thì có khi người ta thành công, mình chỉ cần lơ là một chút có thể dẫn đến sự thất bại. Vì thế tôi luôn luôn phải nhắc nhở các bạn khi làm bất kỳ một thao tác nào, hãy nghĩ đây là việc của mình, như đứa con của mình nên cần nâng niu nó để làm sao đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu được lựa chọn lại, bác sĩ vẫn sẽ lựa chọn chuyên ngành này chứ?

Tôi luôn luôn yêu nghề này, cho dù bao nhiêu lần lựa chọn tôi vẫn chọn nghề này và sẽ tiếp tục cống hiến hết khả năng của mình.

Thông tin về địa chỉ, lịch khám bệnh

vicare.vn-tim-hieu-thong-tin-ve-bac-si-nha-benh-vien-buu-dien-body-3

Địa chỉ khám: Số 289 phố Vọng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Lịch khám bệnh: Phòng khám làm việc từ 17h00-20h00 (thứ 2 đến thứ 6) và từ 16h00 - 20h00 (thứ 7, chủ nhật).

Điện thoại liên hệ: 0913520588.

Trên đây là những thông tin tìm hiểu về bác sĩ Nhã Bệnh viện Bưu điện Hà Nội. Là một trong số những người luôn sát cánh, ươm mầm và tiếp thêm nguồn động lực cho ước mơ của những người phụ nữ được lên chức mẹ ấy chính là Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã - Trưởng trung tâm hỗ trợ sinh sản. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ theo số điện thoại trên để đặt lịch trước tới khi đến khám. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!

Xem thêm:

  • 5 bác sĩ khám chữa bệnh viêm đại tràng co thắt giỏi ở Hà Nội
  • Bác sĩ chuyên khoa 2 là gì?
  • Bác sĩ tiêu hóa nhi giỏi ở Hà Nội điểm mặt đặt tên