Tìm hiểu phương pháp tập yoga chữa bệnh tiểu đường

Việc luyện tập thể dục thường xuyên mỗi ngày là thói quen tốt và cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là với bệnh nhân bị tiểu đường. Vận động thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể và kiểm soát được đường máu. Cùng tìm hiểu xem phương pháp tập yoga chữa bệnh tiểu đường như thế nào trong bài viết sau.

Tìm hiểu phương pháp tập yoga chữa bệnh tiểu đường Tìm hiểu phương pháp tập yoga chữa bệnh tiểu đường

Việc luyện tập thể dục thường xuyên mỗi ngày là thói quen tốt và cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là với bệnh nhân bị tiểu đường. Vận động thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng hoạt động của insulin trong cơ thể và kiểm soát được đường máu. Cùng tìm hiểu xem phương pháp tập yoga chữa bệnh tiểu đường như thế nào trong bài viết sau.

Tập yoga mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh tiểu đường

Yoga là một hình thức luyện tập cực kì hiệu quả trong việc kiểm soát lượng đường trong cơ thể. Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp kích thích tuyến tụy hoạt động hiệu quả, cơ thể bắt đầu phản ứng với insulin, giúp làm giảm lượng đường trong máu.

Thiền định trong yoga có thể giúp cho thể được thư giãn, giảm bớt các căng thẳng mệt mỏi, từ đó làm giảm lượng bài tiết glucagon (hormone chịu trách nhiệm cho việc tăng lượng đường trong máu) và cải thiện hoạt động của insulin.

vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-tap-yoga-chua-benh-tieu-duong-body-1

Bên cạnh đó yoga còn giúp giảm cân, làm chậm quá trình tích tụ chất béo từ đó giúp người tập có thể kiểm soát được cân nặng.

Đây là phương pháp luyện tập nhẹ nhàng, chậm rãi phù hợp với đối tượng là người bệnh ở nhóm người cao tuổi.

Tập yoga chữa bệnh tiểu đường

Yoga với lịch sử hình thành và phát triển hàng ngàn năm, với 84 tư thế chính và khoảng 84.000 biến thể khác nhau có thể giúp người luyện tập có được sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, nếu tự luyện tập ở nhà người bệnh nên lựa chọn bắt đầu từ các tư thế đơn giản, dễ thực hiện nhất, các động tác phải chậm và từ từ để tránh bị sai khớp, trật gân hoặc những tổn thương khác. Dưới đây bài viết xin giới thiệu đến 5 động tác yoga đơn giản và dễ thực hiện nhất cho người mắc bệnh tiểu đường.

Tư thế yoga thở

Hít thở sâu giúp tăng lượng oxy và cải thiện lưu thông máu, nâng cao khả năng hoạt động của tuyến tụy, đồng thời giúp thanh lọc các cơ quan trong cơ thể, làm dịu tâm trí và giải tỏa được căng thẳng.

vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-tap-yoga-chua-benh-tieu-duong-body-2

Thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng trên tấm thảm, 2 chân bắt chéo lên nhau, 2 tay đặt thả lỏng trên gối.
  • Giữ lưng thẳng, mặt hướng về phía trước và từ từ nhắm mắt lại.
  • Hít sâu rồi đẩy mạnh không khí qua mũi một cách thoải mái và chậm rãi.
  • Lặp lại quá trình này khoảng 10 lần, mỗi lần từ 20-25 nhịp thở.

Lưu ý: nên thực hiện động tác này vào lúc bụng rỗng (sáng hoặc tối), hạn chế ở những đối tượng mắc bệnh tim, cao huyết áp và không nên tập ở bệnh nhân vừa tiến hành phẫu thuật bụng, đau lưng nặng.

Tư thế sấm sét

Tư thế này giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và kích thích tuyến tụy hoạt động hiệu quả hơn.

vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-tap-yoga-chua-benh-tieu-duong-body-3

Thực hiện:

  • Quỳ trên thảm, 2 đầu gối mở rộng , ép 2 mu bàn chân chạm sát xuống thảm.
  • Giữ cột sống và cổ thẳng, đặt thoải mái 2 lòng bàn tay lên 2 đầu gối
  • Hít vào, bụng nở ra và từ từ thở ra đồng thời hóp bụng.
  • Lặp lại động tác hít thở từ 10-15 lần.

Tư thế yoga đứa trẻ

Tư thế này sẽ giúp thư giãn vùng hông, đùi và mắt cá chân, làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng và mệt mỏi một cách hiệu quả.

vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-tap-yoga-chua-benh-tieu-duong-body-4

Thực hiện:

  • Quỳ trên thảm, dồn toàn bộ trọng lượng lên trên 2 đầu gối, sau đó ngồi trên 2 gót chân.
  • Gập người về phía trước sao cho bụng đặt trên đùi, trán chạm với sàn nhà, 2 tay thả lỏng duỗi ra phía sau.
  • Hít thở sâu và từ từ thư giãn, giữ tư thế này từ 3-5 phút.

Lưu ý: nếu đang mang thai, chấn thương đầu gối thì không nên thực hiện động tác này.

Tư thế yoga cái kẹp

Tư thế này sẽ giúp da mặt trở nên hồng hào, hỗ trợ dạ dày hoạt động tốt hơn, tăng cường cơ bắp đùi, lưng và cánh tay được thư giãn.

Thực hiện

vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-tap-yoga-chua-benh-tieu-duong-body-5
  • Ngồi bệt xuống thảm, đặt 2 đôi chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với sàn nhà, giữ ngón chân cái của bàn chân bằng cách dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ
  • Thở ra và từ từ uốn cong phần thân về phía trước, cố gắng chạm trán vào đầu gối, khuỷu tay chạm được vào sàn nhà.
  • Giữ nguyên tư thế này trong 5 tiếng đếm và hít vào khi nâng người trở lại vị trí ngồi ban đầu.

Lưu ý: .Không áp dụng đối với người bị đau lưng hay cột sống.

Tư thế yoga hình cánh buồm

Tư thế này tác động nhiều đến cột sống, kích thích các cơ quan sinh sản, giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm đau bụng kinh và táo bón.

vicare.vn-tim-hieu-phuong-phap-tap-yoga-chua-benh-tieu-duong-body-6

Thực hiện

  • Nằm úp người trên thảm, 2 chân mở rộng, tay để dọc theo hông.
  • Gập đầu gối lại, từ từ đưa lên cao, dùng 2 tay giữ mắt cá chân. Hít vào, nâng người lên khỏi mặt đất và kéo chân lên.
  • Nhìn thẳng mặt về phía trước, giữ tư thế ổn định, hít vào thở ra từ từ để cơ thể được thư giãn.
  • Sau tầm 15-20 giây thở ra, nhẹ nhàng thả chân và ngực xuống đất, nằm thư giãn.

Lưu ý: không áp dụng đối với người bị bệnh huyết áp, thoát vị đĩa đệm, chấn thương cổ, đau lưng, vừa phẫu thuật bụng và phụ nữ mang thai.

Ngoài phương pháp tập yoga chữa bệnh tiểu đường thì các hoạt động vận động thể dục khác như đạp xe, chạy bộ, đánh cầu long... cũng có tác dụng hỗ trợ to lớn. Người bệnh nên có một chế độ ăn hợp lý và tuân thủ phác đồ điều trị mới có được hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Xem thêm:

  • Bác sĩ ơi: Bị tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?
  • 3 bài tập yoga giảm mỡ bụng dưới nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn
  • Yoga và tác dụng tăng cường ham muốn tình dục