Tìm hiểu nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Theo số liệu thống kê của bệnh viện Nhi Trung ương, trong 1.190 trẻ sơ sinh bị vàng da có đến 250 trẻ phải thay máu và số trẻ bị di chứng thần kinh sau thay máu chiếm đến 28%. Vậy bệnh vàng da có nguy hiểm không, nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu để có được câu trả lời chính xác
Tìm hiểu nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Theo số liệu thống kê của bệnh viện Nhi Trung ương, trong 1.190 trẻ sơ sinh bị vàng da có đến 250 trẻ phải thay máu và số trẻ bị di chứng thần kinh sau thay máu chiếm đến 28%. Vậy bệnh vàng da có nguy hiểm không, nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh là gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu để có được câu trả lời chính xác
1. Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh, xong chủ yếu là các nguyên nhân chủ yếu sau đây: Vàng da sinh lý, do nhiễm khuẩn, do giang mai, do virus, tan máu do bất đồng yếu tố Rh, vàng da nhân, vàng da tan máu do bất đồng nhóm máu A, B, O, do tắc mật bẩm sinh...
Vàng da sinh lý
- Đây là hiện tượng mà rất nhiều trẻ sơ sinh gặp, thường xuất hiện trong khoảng ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 sau khi bé ra đời. Thông thường, vàng da sinh lý sẽ tự khỏi trong vòng 1 tuần đầu tiên.
- Biểu hiện của bệnh vàng da sinh lý: Da bé có màu vàng nhạt và không kèm theo bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào khác. Vàng da sinh lý thông thường chỉ thoáng qua và cũng sẽ tự khỏi, khác hoàn toàn so với các trường hợp như là vàng da bệnh lý khác (được nêu dưới đây).
- Cha mẹ nên chú ý: Nếu sau 3 tuần, da của bé vẫn bị vàng thì điều đó chứng tỏ đây là bệnh lý chứ không phải là do sinh lý, cha mẹ nên đưa bé tới ngay bệnh viện để khám.
Vàng da do nhiễm khuẩn
- Đây là một dạng bệnh lý mà không ít trẻ em gặp phải, nguyên do là sau khi sinh ra, da hoặc là rốn của sẽ bé bị nhiễm khuẩn. Phần lớn nguyên nhân là do sự chăm sóc không đúng cách của cha mẹ.
- Vàng da do nhiễm khuẩn thường vàng da kèm theo sốt, nước tiểu màu vàng, bé ăn ít, nôn mửa và tiêu chảy diễn ra liên tục. Vì vậy, nếu bé gặp phải những triệu chứng này, cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để điều trị. Bé cần được tăng cường dinh dưỡng/bú mẹ.
Vàng da nhân
- Bé có các biểu hiện bị thần kinh: Cứng hàm, cứng người, da tím tái, vật vã, không chịu ăn, luôn quấy khóc, hôn mê li bì, thi thoảng co giật, rối loạn thần kinh thực vật... Những trường hợp nói trên thường nặng, dễ tử vong vậy nếu như không được chẩn đoán kịp thời, điều trị cũng như chăm sóc tại các trung tâm nhi khoa chuyên sâu bằng các phương pháp chăm sóc tích cực.
- Vàng da nhân sẽ để lại di chứng thần kinh. Nếu thấy bé nhà mình có những biểu hiện nêu trên, cha mẹ cần ngay lập tức đưa bé tới bệnh viện để có thể khám trực tiếp và đánh giá mức độ phát triển về tâm thần, hay là vận động, phản xạ, hoặc trương lực cơ, đo thính lực...
Vàng da do bệnh giang mai mẹ truyền sang con
- Sau sinh, bé bị bệnh vàng da tuy nhẹ, nhạt màu xong lại kéo dài rất lâu. Khi khám bé sẽ có biểu hiện gan to. Bệnh này cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán kịp thời để có thể phát hiện ra bé bị bệnh vàng da nguyên nhân là do bệnh giang mai lây từ người mẹ.
- Bệnh này sẽ rất nguy hiểm, tuy nhiên nếu như được phát hiện kịp thời, bé nhà bạn sẽ được hạn chế khả năng để bệnh nặng lên. Để phòng bệnh cho con, mẹ nên đi khám sức khỏe kỹ trước khi có em bé.
Vàng da do bất đồng nhóm máu
- Thường hay gặp ở những trường hợp người mẹ mang nhóm máu O, mà trẻ nhóm A hoặc B. Biểu hiện bệnh này đó là trẻ bỏ bú hoặc là bú kém, xuất hiện những cơn co giật lạ. Nếu bệnh vàng da do bất đồng nhóm máu được điều trị sớm, bé có khả năng tránh được những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra
Vàng da do tắc mật bẩm sinh
- Đây là bệnh bẩm sinh chưa rõ nguyên nhân. Trẻ sinh ra đã bị teo đường mật nếu không điều trị hoặc là điều trị muộn thì biểu hiện sẽ nặng dần, gây xơ gan, làm tăng áp lực tĩnh mạch dễ dẫn tới tử vong. Khi bị tắc mật, mật bị ứ lại và sẽ gây ra vàng da. Bệnh lý này có thể sẽ xảy ra trong thời kỳ phôi thai.
- Biểu hiện vàng da do tắc mật bẩm sinh: Vàng da, mắt vàng, hoặc là phân có màu xanh, vàng của mật ở những ngày đầu sau đẻ, nước tiểu bé màu vàng, gan to và cứng ở mức độ khác nhau tùy vào độ nặng nhẹ của bệnh, các tĩnh mạch bị giãn nổi lên dưới lớp da bụng, bụng bị chướng to. Nếu bé có triệu chứng như trên cần đưa bé tới gặp bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Vàng da do virus viêm gan
- Do bé bị lây từ mẹ. Biểu hiện của bệnh vàng da do virus viêm gan là vàng da ít nhưng lại kéo dài, nước tiểu có màu vàng đặc, gan bị to, phân bạc màu. Cha mẹ nên cẩn thận quan sát những biểu hiện bất thường của bé để kịp thời đưa tới viện điều trị sớm. Vàng da do virus viêm gan gây ra nếu được phát hiện sớm, có khả năng sẽ trị dứt bệnh.
Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh
- Bệnh lý vàng da này xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh (-), và người bố có yếu tố Rh (+), con sinh ra sẽ có yếu tố Rh (+). Trong trường hợp này, khi mẹ đang mang thai bé, một số hồng cầu của thai nhi Rh (+) vào máu của mẹ Rh (-). Cơ thể của người mẹ sẽ phản ứng lại bằng cách sinh ra các kháng thể chống Rh (+). Các kháng thể này đi vào cơ thể của thai nhi sẽ gây hiện tượng tan máu. Biểu hiện của bệnh đó là trẻ ngoài bị vàng da còn bị thêm chứng thiếu máu, xuất huyết và thêm nữa là gan to, lách to.
2. Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh được điều trị như thế nào?
Chứng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thường là nhẹ và có thể tự giải quyết vì gan của bé sẽ bắt đầu trưởng thành. Bên cạnh đó khi mẹ cho bé bú thường xuyên (khoảng từ 8 đến 12 lần một ngày) sẽ giúp cho bé sơ sinh đào thải được bilirubin.
Bệnh vàng da bệnh lý sẽ nghiêm trọng hơn và có thể cần các phương pháp điều trị tích cực khác. Dựa vào nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh gây bệnh, các bác sĩ có thể điều trị dứt điểm được căn bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh một tháng tuổi này.
Vậy nên các bạn đừng lo lắng quá khi bé sơ sinh bị vàng da. Thay vào đó nên gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây vàng da ở bé, từ đó có thể điều trị dứt khoát bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
Kết luận: Mong những thông tin trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu biết thêm về nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh để biết cách phòng tránh bệnh cho trẻ một cách tốt nhất. Chúc các bé luôn luôn mạnh khỏe.
Xem thêm:
- Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
- Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, những điều mẹ nên biết
- Đau bụng, da chuyển màu vàng là bệnh gì?