Tìm hiểu nguyên nhân thai nhi đạp nhiều vào ban đêm
Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm khiến cho nhiều mẹ lo lắng không biết nguyên nhân vì sao và bé đạp như thế nào là bình thường? đặc biệt những mẹ mới lần đầu mang thai. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.
Tìm hiểu nguyên nhân thai nhi đạp nhiều vào ban đêm
Thai nhi đạp nhiều vào ban đêm khiến cho nhiều mẹ lo lắng không biết nguyên nhân vì sao và bé đạp như thế nào là bình thường? đặc biệt những mẹ mới lần đầu mang thai. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.
Vì sao thai nhi đạp nhiều vào ban đêm
- Lý do trước tiên là sau khi mẹ ăn tối, lượng đường trong máu tăng lên và tiếp thêm năng lượng cho em bé trong bụng, khiến em bé thêm năng động và đạp nhiều.
- Thời điểm buổi tối mẹ cũng thường tắm rửa nghỉ ngơi, tinh thần của mẹ bầu bắt đầu tốt hơn nên bé yêu cũng cảm thấy vui vẻ và liên tục vận động.
- Các chuyên gia cho biết rằng, sang đến tháng thứ 7 của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ sẽ dành hầu hết thời gian để ngủ. Tuy ngủ nhưng một điều ngạc nhiên thú vị là bé vẫn chuyển động bình thường, trung bình bé có thể chuyển động lên tới 50 lần mỗi giờ. Bé thường xuyên chuyển động cả ngày lẫn đêm một cách đều đặn. Ban ngày mẹ sẽ vận động thường xuyên và có nhiều âm thanh xung quanh hơn. Ban đêm yên tĩnh mẹ ít hoạt động, những chuyển động của con yêu sẽ trở nên rõ ràng hơn và khiến mẹ dễ dàng cảm nhận được điều đó.
- Thêm một lý do để giải thích thai nhi hay đạp nhiều vào ban đêm là do buổi ngày mẹ chuyển động nhiều, những hoạt động nhẹ nhàng của mẹ là một cách ru em bé ngủ dễ dàng. Ngược lại, vào ban đêm, mẹ nằm yên tĩnh trong giấc ngủ khiến bé cảm thấy cảm thấy lạ lẫm, tò mò và đạp nhiều hơn.
- Bước vào 3 tháng cuối của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ đã bắt đầu nhận dạng được những âm thanh xung quanh. Con có thể nghe được và phản ứng lại với những âm thanh yêu thích. Các chuyên gia còn cho rằng con có thể nhận ra được giọng nói của mẹ mình và thường tỏ ra phấn khích bằng cách đạp nhiều vào bụng mẹ hơn so với bình thường. Tương tự như vậy, vào ban đêm, môi trường yên tĩnh, những âm thanh xung quanh trở nên rõ ràng khiến bé có xu hướng đạp nhiều hơn.
Bé đạp như thế nào là bình thường?
Những lần đạp của thai nhi là một trong những dấu hiệu báo hiệu thai nhi có phát triển bình thường hay không? Bé sẽ thường đạp nhiều hơn sau bữa ăn của mẹ, hay khi có những tiếng động lạ, âm thanh to, kích thích ánh sáng ...
Đôi lúc con yêu cũng cần nghỉ ngơi nên mẹ không cần phải lo lắng khi thấy con nằm im trong khoảng 40 đến 50 phút. Thông thường thai nhi khỏe mạnh sẽ đạp khoảng 15 đến 20 lần mỗi ngày và đa số xuất hiện vào ban đêm. Đến tuần thứ 36, thai nhi sẽ đạp ít hơn bởi lúc đó bụng mẹ đã trở nên chật chội.
Trong trường hợp số lần thai nhi đạp nhiều vượt quá giới hạn trung bình có thể đó là dấu hiệu báo động em bé trong bụng mẹ đang gặp vấn đề. Để đảm bảo an toàn, mẹ nên đến bệnh viện để thăm khám và siêu âm thai để tìm ra nguyên nhân khiến em bé đạp nhiều bất thường nhằm đưa ra giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn cho sự phát triển của con yêu trong bụng mẹ.
Mẹ nên làm gì khi thai nhi đạp nhiều vào ban đêm?
- Vào ban đêm, lúc đang nằm ngủ hay nằm nghỉ mà cảm nhận được con yêu đang đạp nhiều thì mẹ hãy thử đổi tư thế nằm, để nước ối bị di chuyển và khiến bé ít đạp lại. Tốt nhất nằm nghiêng bên trái vì đây là vị trí thuận lợi cho việc cung cấp oxy cho thai nhi.
- Trước khi đi ngủ, mẹ hãy dành thời gian trò chuyện cùng con để bé có thể nghe thấy tiếng mẹ sau đó mẹ hãy ngủ một giấc thật sâu để 2 mẹ con cùng ngủ, bé sẽ phát triển nhanh hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng nên ghi nhớ một số điều sau:
- Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ không nên ăn quá no vì dạ dày căng quá sẽ khiến con khó chịu và đạp nhiều hơn.
- Uống một ly sữa ấm trước khi đi ngủ không những bổ sung chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé còn giúp mẹ dễ ngủ, bé cũng bớt đạp hơn.
- Rèn luyện thể dục thường xuyên khi mang thai bằng những bài tập nhẹ nhàng, khoa học để tăng cường sức khỏe và giảm những cơn đau khi bé đạp quá mạnh.
- Trên hết, mẹ hãy khám thai thường xuyên theo lịch hẹn để theo dõi nhịp tim thai nhi cũng như quá trình phát triển của em bé nhằm đảm bảo tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Xem thêm:
- Thai nhi “đạp” - Những điều mẹ còn chưa biết
- Thai nhi đạp ít có sao không các mẹ?
- Thai nhi 30 tuần đạp nhiều có tốt không và đạp bao nhiêu là vừa?