Tìm hiểu căn bệnh nhà giàu - bệnh gout

Bệnh gout hay còn gọi là thống phong, là bệnh lý do khả năng chuyển hóa kém gây nên. Người bệnh luôn có cảm giác đau đớn với tình trạng viêm đột ngột gây sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp do sự lắng đọng axit uric trong máu. Bệnh gout là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở nam giới. Cùng HoiBenh tìm hiểu bệnh gout là gì,

Tìm hiểu căn bệnh nhà giàu - bệnh gout Tìm hiểu căn bệnh nhà giàu - bệnh gout

Bệnh gout hay còn gọi là thống phong, là bệnh lý do khả năng chuyển hóa kém gây nên. Người bệnh luôn có cảm giác đau đớn với tình trạng viêm đột ngột gây sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp do sự lắng đọng axit uric trong máu. Bệnh gout là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở nam giới. Cùng HoiBenh tìm hiểu bệnh gout là gì, Triệu chứng, dấu hiệu của bệnh gout ra sao trong bài viết dưới đây

Gout là bệnh gì?

Gout là một bệnh lý viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purin ở thận, có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới, đặc biệt tăng rất nhanh ở nước ta trong những năm gần đây.

Rối loạn chuyển hóa purin trong thận làm cho thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Bình thường axit uric được hình thành trong cơ thể và là chất vô hại, chúng sẽ được đào thải qua nước tiểu và phân. Nhưng ở người bị gout, lượng acid uric không được thận lọc và thải ra ngoài nên nó tích tụ qua thời gian, khi nồng độ quá cao sẽ hình thành nên những hạt tinh thể nhỏ rồi tập trung lại ở khớp gây viêm, sưng và đau đớn cho người bệnh.

Bệnh có liên quan chặt chẽ đến các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa khác (béo phì, tiểu đường, rối loạn lipid máu...) và các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim...) vốn được coi là những hiểm họa của loài người...

Điều kiện kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng lên, nhiều người có thói quen sinh hoạt và ăn uống không hợp lý đã làm cho bệnh gout ngày một tăng.

Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai, gout đứng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp. Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới tuổi trung niên (tuổi 40 - 50) chiếm 95%. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh gout là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gout... ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.

Vicare.vn-tim-hieu-can-benh-nha-giau-benh-gout-body-2
Gout đứng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp

Nguyên nhân gây bệnh gout

Bệnh gout có 2 dạng: dạng nguyên phát và dạng thứ phát. Gout dạng nguyên phát chiếm đại đa số các trường hợp, nguyên nhân chưa rõ, bệnh tùy theo tính cơ địa, gia đình, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric.

Gout dạng thứ phát do:

  • Tăng giáng hóa purin kiềm nội sinh (phá hủy nhiều tế bào, tổ chức) như các bệnh về máu (bệnh đa hồng cầu, bệnh bạch cầu kinh thể tủy, thiếu máu tan máu)...
  • Giảm thải axit uric qua thận: bệnh viêm thận mạn tính, suy thận do nhiễm độc
  • Do ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhân purin (phủ tạng động vật, thịt đỏ, hải sản...), uống nhiều rượu, đây là tác nhân gây bệnh chứ chưa hẳn là nguyên nhân trực tiếp.
  • Để phát hiện sớm bệnh gout, chúng ta cần xét nghiệm axit uric máu định kỳ, những người có tăng axit uric cần có chế độ ăn và điều trị thích hợp nhằm hạn chế tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
  • Những người có nguy cơ cao tăng axit uric và bị bệnh gout: có tiền sử gia đình có người bị bệnh gút, béo phì, nghiện rượu và cà phê, dùng thuốc: lợi tiểu, aspirin...
Vicare.vn-tim-hieu-can-benh-nha-giau-benh-gout-body-3
Bệnh gout có 2 dạng: dạng nguyên phát và dạng thứ phát

Triệu chứng và dấu hiệu bệnh gout

Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần. Ngoài ra, có một số trường hợp bị gout từ 6 - 12 tháng với cường độ khác nhau và xảy ra mỗi ngày. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng cho nên cần phải đi khám ở bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh gout bạn cần lưu ý:

  • Đặc trưng của bệnh là những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng đỏ ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng tới các khớp khác như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân và ít gặp hơn ở các khớp tay như bàn tay, cổ tay, khuỷu tay. Cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường rất hiếm.
  • Đau khớp dữ dội: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh gout. Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái đầu tiên, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Khi bị bệnh gút, bạn sẽ nhận thấy cơn đau dữ dội nhất trong vòng từ 4 – 12 giờ đầu tiên.
  • Cơn đau khớp dữ dội về đêm: Một triệu chứng bệnh gút điển hình khác là bạn sẽ có những cơn đau khớp dữ dội về đêm.
  • Da bị đỏ, ngứa và bong tróc: Bệnh gút sẽ làm các vùng da tại vị trí đau khớp của người mắc bệnh bị đỏ, trông như nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, bạn sẽ thấy các vùng da đó bị ngứa và bong tróc, một trong những dấu hiệu bệnh gout bạn cần để ý, tránh nhầm lẫn sang các bệnh về da khác.
  • Gặp khó khăn khi vận động: Khi bệnh gút tiến triển, bạn có thể không di chuyển được khớp như bình thường gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
  • Cơn đau tái phát theo đợt: Gút sẽ hành hạ người mắc theo từng đợt bất thường. Các đợt đau gút tái phát có thể cách nhau từ vài tháng tới vài năm tùy thuộc cách mà bạn kiểm soát bệnh.
Vicare.vn-tim-hieu-can-benh-nha-giau-benh-gout-body-5
Cơn đau khớp dữ dội về đêm

Thông thường, bệnh gout trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn tiềm ẩn, trong giai đoạn này, mức acid uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa có biểu hiện gì của bệnh cho nên người bệnh không cảm nhận được. Những cơn đau đột ngột giữa đêm gây sưng đỏ ở khớp, đặc biệt là các khớp ở ngón chân cái
  • Giai đoạn xuất hiện bệnh, trong giai đoạn này, nồng độ acid uric tăng rất cao và bắt đầu có sự hình thành các tinh thể và xuất hiện ở các khớp viêm.Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau thường không kéo dài và sau một thời gian sẽ xuất hiện các biểu hiện khác của bệnh với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.
  • Giai đoạn biến dạng khớp, trong giai đoạn này, các biểu hiện của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ lắng đọng và gây viêm ở nhiều khớp nên làm cho các khớp xuất hiện các khối chất nổi dưới da gây nên tình trạng đau đớn nghiêm trọng hơn và có thể phá hủy sụn.

Tuy nhiên, hầu hết bệnh gout chỉ dừng lại ở giai đoạn xuất hiện bệnh, rất hiếm người có bệnh tiến triển đến giai đoạn biến dạng vì bệnh thường được phát hiện khá sớm, với những dấu hiệu bệnh gout khá điển hình. Nếu phát hiện muộn, người bệnh triệu chứng bệnh đã nặng, dẫn tới tổn thương khớp vĩnh viễn.

Vicare.vn-tim-hieu-can-benh-nha-giau-benh-gout-body-6
Hầu hết bệnh gout chỉ dừng lại ở giai đoạn xuất hiện bệnh

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Đây là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn. Bệnh gút nếu không được điều trị sớm và kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Từ trước đến nay, khi nói đến bệnh gout thường chỉ quan tâm đến axit uric máu và những cơn viêm khớp cấp, mà ít khi đề cập đến các biến chứng của bệnh. Bản thân người bệnh chưa có kiến thức đầy đủ về bệnh nên thường chủ quan, không quyết tâm kiên trì điều trị. Kết quả là việc điều trị bệnh gout tưởng như dễ nhưng rất ít người bệnh được điều trị một cách có hiệu quả. Nhiều trường hợp bệnh nhân khi đến với bác sĩ chuyên khoa thì bệnh đã kháng trị với các biện pháp điều trị thông thường.

Khi axit uric tích tụ lâu ngày sẽ tạo nên tinh thể urat natri, lắng đọng ở đâu sẽ gây tổn thương ở đó. Khớp, thận, phần mềm quanh khớp, tim, mạch máu... là những nơi hay phát hiện thấy tinh thể urat natri. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, theo thời gian, tổn thương ngày càng nhiều và gây ra những hậu quả nặng nề.

Khi lắng đọng ở khớp, tinh thể urat natri gây viêm màng hoạt dịch, viêm hoạt dịch, phá hủy sụn khớp, tiêu đầu xương, làm cho khớp bị thoái hóa dần và sẽ dẫn đến mất khả năng vận động khớp, là hậu quả tất yếu của bệnh gout.

Nếu tinh thể urat natri tích tụ nhiều ở khớp sẽ tạo nên các khối gọi là tophi. Như vậy khi bị gout, tophi cùng với thoái hóa khớp sẽ gây ra biến dạng khớp. Tophi sẽ càng ngày càng to ra làm chèn ép mạch máu và thần kinh, gây các bệnh lý mạch máu và thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, tophi có thể bị vỡ, khi đó sẽ làm cho vết thương khó liền, dễ bị nhiễm trùng, có trường hợp đã phải cắt cụt chi. Tinh thể urat natri lắng đọng ở các ống thận sẽ gây viêm kẽ thận, làm tắc các ống thận, khi lắng đọng ở xoang thận có thể tạo thành sỏi thận, từ đó tất yếu sẽ dẫn đến suy thận.

Ngoài ra, tinh thể urat còn có thể gây viêm màng trong tim và cơ tim, tổn thương van tim rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh gút. Tinh thể urat cũng có thể lắng đọng ở những mảng xơ vữa trong lòng mạch, gây ra những tổn thương ở mạch máu làm giảm lưu thông máu, có thể gây tắc mạch, nhất là ở mạch vành của tim dễ gây tai biến tim mạch nguy hiểm.

Vicare.vn-tim-hieu-can-benh-nha-giau-benh-gout-body-6
Bệnh gout có nguy hiểm không?

Điều trị bệnh gout như thế nào?

Gout là một bệnh lý khớp đáp ứng tốt với điều trị nhưng đòi hỏi điều trị liên tục, lâu dài và toàn diện, kết hợp ngay từ đầu giữa điều trị và phòng bệnh.

Để chữa bệnh gout hiệu quả, bạn cần xác định được nguyên nhân gây bệnh là thứ phát hay nguyên phát, đồng thời nhận diện được tình trạng sức khỏe hiện tại. Thông thường, người bệnh gout sẽ được bác sĩ chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm, chụp phim và một số phương pháp nghiệp vụ khác. Sau chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng phác đồ, để cải thiện bệnh an toàn..

Sau đây là một số thông tin cơ bản về cách điều trị bệnh gút từ căn nguyên:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm
  • Thuốc giảm axit uric máu
  • Tập luyện: Vật lý trị liệu, xoa bóp massage, các bài tập thể dục nhẹ nhàng dành cho người bệnh được bác sĩ khuyến nghị.
Vicare.vn-tim-hieu-can-benh-nha-giau-benh-gout-body-7
Thuốc giảm đau, chống viêm

Ăn uống đúng cách cho người bệnh gout

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, điều trị bằng chế độ ăn uống thích hợp cũng giúp kiểm soát và ngăn ngừa bệnh gout tái phát, giúp giảm tổng hợp axit uric và tăng đào thải axit uric qua thận. Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh gout cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm tái phát ở bệnh gout mạn tính.

Ăn uống điều độ để giữ cân nặng ổn định, tránh thừa cân vì trọng lượng cơ thể quá nặng sẽ làm cho các khớp xương phải chịu sức ép nhiều hơn và cũng làm bệnh gút tăng lên.

1. Bị gout không nên ăn gì?

  • Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, pho mát, rau quả. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều axit uric như: Cá, hải sản, thịt, gia cầm, óc, gan động vật, đậu đỗ
  • Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè và các chất có tính kích thích khác vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu
  • Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ
  • Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối...)
  • Không uống: rượu, bia, cà phê, chè
  • Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng axit máu
  • Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, cá hộp, thịt hộp
  • Không ăn chế phẩm có cacao, socola
  • Các thực phẩm ăn với số lượng vừa phải: thịt các loại, cá các loại, hải sản, gia cầm, đậu đỗ

2. Bị gout nên ăn gì?

  • Uống đủ nước: 2 - 2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau
  • Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai...) có thể sử dụng với tỉ lệ nhiều hơn bình thường một chút
  • Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá... (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150g/ngày
  • Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
Vicare.vn-tim-hieu-can-benh-nha-giau-benh-gout-body-8
Bị gout nên ăn gì?

3. Cách tính các thực phẩm tương đương

  • Lượng đạm có trong 100g thịt = 180g đậu phụ = 70g lạc = 100g cá = 100g tôm
  • Thực đơn mẫu bệnh nhân bị gout cấp tính có thể tham khảo:
  • Tổng năng lượng đưa vào: 1.600 kcal/ngày, cho người nặng 50kg
  • Đạm (protein): 10% tổng năng lượng = 40g = 160kcal
  • Chất đường bột: 75% tổng năng lượng = 300g = 1.200kcal
  • Chất béo: 15% tổng năng lượng = 27g = 240kcal
  • Rau quả ăn tùy ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua - như cà muối)

Thực đơn cho bệnh nhân gút mạn tính: như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1g/kg cân nặng. Như vậy, đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100g/ngày.

4. Duy trì tập luyện thường xuyên

Duy trì tập luyện thường xuyên tập thể dục giúp giảm cân và cơ bắp khỏe mạnh hơn. Kiểm soát cân nặng giúp giảm áp lực lên khớp, do đó rất tốt cho người bị bệnh gout và các bệnh về xương khớp khác. Theo các chuyên gia, với người đã mắc bệnh gút, việc tập luyện thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tái phát hiệu quả.Khi xuất hiện cơn gout cấp gây khó khăn cho quá trình tập luyện. Do đó, khi bị bệnh gout cấp, gây đau đớn, bệnh nhân không nên tập thể dục mà cần nghỉ ngơi. Đối với những cơn gout cấp chỉ đau nhẹ, tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bạn giảm bớt các triệu chứng đau.Những bài tập tốt nhất bạn có thể thử nếu bị gút:

  • Bài tập cổ tay: Tay nắm hình nắm đấm, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 30 giây, đổi chiều ngược lại tiếp tục tập trong 30 giây.
  • Bài tập giãn cơ: Bài tập giãn cơ có thể giảm được sự tích tụ axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.
  • Bài tập lưng và cơ đùi sau: Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt. Vươn mình về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Giữ tư thế trong 15 giây và cố gắng làm thêm 3 lần nữa.
  • Bơi lội: Bơi là một cách tuyệt vời để tăng cường các chức năng của cơ, bởi khi bạn di chuyển trong nước, các cơ của bạn sẽ phải chịu ít lực hơn.
  • Bài tập vai: Đầu tiên dành vài phút để khởi động, nhất là phần cơ thể trên. Sau đó cuốn người về phía trước trong 30 giây rồi cuộn người về phía sau trong 30 giây. Tay luôn để sát theo cơ thể.

Nếu bạn là người ít vận động, không quen vận động nhiều, đừng vội bắt đầu các bài tập nặng vì nó chỉ khiến bệnh gout tồi tệ hơn. Nếu không biết bắt đầu thế nào, hãy tìm đến huấn luyện viên và tuân thủ phác đồ điều trị mà bác sĩ đã vạch ra cho bạn.Trên đây là thông tin cụ thể về bệnh gút, triệu chứng và dấu hiệu của bệnh gout, cũng như chế độ ăn và luyện tập cho người bị bệnh. Gút là bệnh lành tính, có thể điều trị, nhưng đòi hỏi người điều trị cần kiên nhẫn, điều trị đúng phác đồ mà bác sỹ đã đưa ra.

Xem thêm:

  • Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân gout
  • Điều trị bệnh gout hiệu quả với nước dừa và lá trầu không
  • 6 cách kiểm soát bệnh Gout hiệu quả