Tìm hiểu các thuốc điều trị hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày của bạn, tí đi tiểu, tí lại tiểu són gấp. Tình trạng này kéo dài còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy bạn cần phát hiện sớm, hiểu rõ về hội chứng bàng quang kích thích, điều trị kịp thời để có một cuộc sống vui vẻ hơn.

Tìm hiểu các thuốc điều trị hội chứng bàng quang kích thích Tìm hiểu các thuốc điều trị hội chứng bàng quang kích thích

Hội chứng bàng quang kích thích gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hằng ngày của bạn, tí đi tiểu, tí lại tiểu són gấp. Tình trạng này kéo dài còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy bạn cần phát hiện sớm, hiểu rõ về hội chứng bàng quang kích thích, điều trị kịp thời để có một cuộc sống vui vẻ hơn. Các bạn hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về một số loại thuốc điều trị hội chứng bàng quang kích thích trong bài viết dưới đây.

Hội chứng bàng quang kích thích là gì?

Bàng quang có nhiệm vụ chứa nước tiểu. Khi nước tiểu dâng đầy trong bàng quang sẽ khiến chúng ta muốn đi tiểu. Khi tiểu, bàng quang sẽ co bóp để tống nước tiểu ra bên ngoài. Trung bình, người bình thường đi tiểu 4 – 6 lần/ngày.

Hội chứng bàng quang tăng hoạt là một thể rối loạn chức năng bàng quang do tăng co thắt cơ bàng quang quá mức và thường xuyên kết hợp với mất tương hợp hoạt động bàng quang.

Nguyên nhân và cơ chế gây hội chứng bàng quang kích thích

Do cấu tạo của bàng quang là cơ trơn và dưới sự chỉ huy của hệ thần kinh trung ương bằng hệ phó giao cảm (thần kinh thực vật) nên bàng quang co bóp nhịp nhàng và khi nước tiểu đầy bàng quang sẽ có hưng phấn thần kinh, kích thích co bóp gây buồn đi tiểu. Đồng thời các cơ thắt (cơ vòng) ở cổ bàng quang có chức năng co bóp đúng lúc sẽ ngăn chặn rò rỉ nước tiểu và nước tiểu không thể tự chảy ra.

Nguyên nhân chính được xác định là do hệ thống thần kinh chi phối bàng quang hoạt động không ổn định khiến cơ bàng quang không tự co bóp. Ngoài ra, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc phải hội chứng này là tuổi cao, béo phì, tổn thương thần kinh ngoại biên do đái tháo đường, bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, do phẫu thuật vùng chậu,...

Hội chứng bàng quang kích thích thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.

HoiBenh.vn-tim-hieu-cac-thuoc-dieu-tri-hoi-chung-bang-quang-kich-thich-body-1
Hội chứng bàng quang kích thích thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.

Biểu hiện của hội chứng bàng quang kích thích

  • Tiểu gấp: Trường hợp nam giới không thể nhịn tiểu, phải đi ngay lập tức cũng là dấu hiệu thường gặp của hội chứng kích thích bàng quang. Do rối loạn chức năng co bóp nên khi nước tiểu đổ đầy bàng quang, các cơ sẽ co bóp liên tục làm cho người bệnh luôn có cảm giác muốn đi tiểu ngay.
  • Đi tiểu nhiều lần: Thông thường nam giới sẽ đi tiểu tiện trung bình khoảng 4-6 lần/ ngày. Tuy nhiên khi người bệnh mắc phải hội chứng bàng quang kích thích sẽ đi tiểu nhiều gấp đôi người thường, mặc dù đã hạn chế uống nước và các thức ăn loãng.
  • Tiểu són: Hội chứng bàng quang kích thích sẽ khiến hệ thống dây thần kinh hoạt động bất thường, khiến người bệnh bị mất kiểm soát trong quá trình tiểu tiện. Lúc này, nam giới sẽ đột ngột buồn tiểu, không thể kiềm chế lại được và tiểu són ngay. Trường hợp này gây rất nhiều phiền toái đến cồn việc và sinh hoạt hằng ngày của nam giới.
  • Tiểu đêm nhiều lần làm rối loạn giấc ngủ: Đây là triệu chứng thường gặp của người mắc hội chứng kích thích bàng quang. Nam giới đi tiểu nhiều hơn 2 lần/ đêm, làm rối loạn giấc ngủ, ngủ ngắt quãng và không thể ngủ trở lại, khiến cơ thể mệt mỏi, tinh thần giảm sút.

Biến chứng của hội chứng bàng quang kích thích

  • Gây ứ đọng: Do sự rối loạn thần kinh thực vật làm ảnh hưởng đến sự kích thích bàng quang co bóp để tống nước tiểu ra ngoài làm cho tiểu không hết dẫn đến ứ đọng.
  • Gây viêm thận, ứ mủ: Sự ứ đọng nước tiểu trong bàng quang rất dễ làm cho vi khuẩn phát triển và đi ngược lên thận gây viêm thận, nếu không phát hiện sớm và điều trị ngay có thể gây viêm thận. Khi bị viêm thận nếu không được chữa trị sớm có thể làm suy thận, tăng huyết áp, ure máu tăng cao đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Điều trị hội chứng bàng quang kích thích như thế nào?

HoiBenh.vn-tim-hieu-cac-thuoc-dieu-tri-hoi-chung-bang-quang-kich-thich-body-3
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Điều trị bằng các phương pháp can thiệp

  • Thực hiện các bài tập tăng cường cơ sàn chậu, cơ thắt niệu để ngăn chặn những cơn co thắt bất thường ở bàng quang, giữ nước tiểu ngay cả khi bàng quang co thắt không tự nguyện.
  • Đặt ống thông định kỳ hỗ trợ bàng quang hoạt động.
  • Dùng thuốc điều trị hội chứng bàng quang kích thích:

Hiện nay, các thuốc nhóm kháng muscarin được ưu tiên lựa chọn trong điều trị bàng quang tăng hoạt. Nhóm thuốc này có tác dụng ngăn chặn các thụ thể muscarinic trên cơ cơ đáy chậu do đó làm giảm khả năng co thắt của bàng quang. Estrogen đặt âm đạo có thể làm cải thiện chủ quan các triệu chứng của bệnh bàng quang tăng hoạt.

Ngoài ra, một số thuốc kháng cholinergic cũng đã được nghiên cứu để điều trị hội chứng bàng quang kích thích. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline và imipramine đã được sử dụng nếu bàng quang tăng hoạt quá mức. Tuy nhiên, thuốc kháng cholinergic có hiệu quả yếu trong điều trị.

Trong trường hợp thuốc kháng cholinergic tỏ ra không còn tác dụng thì sẽ hướng tới sử dụng điều trị với Botulinum toxin type A. Tiêm Botulinum toxin A vào cơ bàng quang trong thời gian 6-9 tháng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được chỉ định cho người bệnh không đáp ứng với các thuốc điều trị khác.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật đặt điện cực kích thích thần kinh mang đến hiệu quả cao nhưng chi phí tốn kém và chưa được áp dụng điều trị rộng rãi.

Phẫu thuật hội chứng bàng quang kích thích được tiến hành khi bệnh chuyển biến nặng và không thể cải thiện bằng các phương pháp khác. Phẫu thuật giúp cải thiện khả năng lưu trữ và giảm áp lực trong bàng quang.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về bàng quang và bệnh đi tiểu nhiều
  • Đi tiểu nhiều lần nhưng ít có phải mắc bệnh tiểu rắt không?
  • Cách chữa thận yếu đi tiểu nhiều ở nam giới trưởng thành