Tiểu đường thai kỳ - mối nguy cho cả mẹ và thai nhi

Tỉ lệ bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ngày nay đang có xu hướng gia tăng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Do đó, việc kiểm tra và điều trị bệnh tiểu đường trước và trong khi mang thai là điều rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng cho cả mẹ và thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ - mối nguy cho cả mẹ và thai nhi Tiểu đường thai kỳ - mối nguy cho cả mẹ và thai nhi

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển trong quá trình mang thai ở vào khoảng tuần thứ 24-28, cơ thể người mẹ có nhu cầu tăng năng lượng, do đó quá trình sản xuất insulin vừa đủ để phù hợp với lượng đường đang cần được gia tăng. Tuy nhiên sự thay đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh insulin, từ đó ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose. Glucose không được chuyển hóa thành năng lượng sẽ tăng lên trong máu, từ đó gây tiểu đường thai kỳ.

vicare.vn-tieu-duong-thai-ky-moi-nguy-cho-ca-me-va-thai-nhi-body-1
Thai nhi sẽ đột tử nếu mẹ không kiểm soát được tiểu đường thai kỳ

Khác với bệnh tiểu đường mãn tính, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai và có xu hướng biến mất sau khi sinh. Chỉ rất ít trường hợp tiểu đường thai kỳ phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Hơn nữa, nếu bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên, bạn có khả năng “gặp lại” người bạn này cao hơn trong những lần thụ thai tiếp theo.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Thông thường, bệnh tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng cụ thể cho đến khi bạn kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Tuy nhiên, những triệu chứng thường gặp gồm:

● Thường xuyên khát nước

● Đi tiểu nhiều hơn bình thường

● Khô miệng, sụt cân, mệt mỏi

● Các vết thương trầy xước hoặc vết đau khó lành, vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào hoặc có những bất thường nên tư vấn bác sĩ ngay. Tiểu đường thai kỳ là một trong những biến chứng phổ biến nhất khi mang thai, khoảng 1/10 ca, nhất là những người béo phì.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ gồm:

● Tuổi cao (mang thai trên 35 tuổi)

● Có tiền sử mắc bệnh tiểu đường

● Thừa cân, béo phì (BMI từ 30 trở lên)

● Mắc hội chứng buồng trứng đa nang

● Mắc bệnh không dung nạp glucose

● Dùng một số loại thuốc như thuốc hen suyễn, thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn thần

● Những người sinh con nặng cân (từ 4kg trở lên).

Tiểu đường thai kỳ mối nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi?

Bệnh tiểu đường thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn để lại nhiều hậu quả cho thai nhi, thậm chí hậu quả này sẽ tồn tại lâu dài ngay cả sau khi em bé chào đời. Với nhiều người, sau khi sinh, nội tiết ổn định, bệnh tự mất nhưng nếu không ăn uống, hoạt động hợp lý, bệnh có thể tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2. Ngoài ra, ngay trong quá trình mang thai, mẹ và bé cũng có thể bị ảnh hưởng nhiều tiêu cực từ bệnh.

Với người mẹ - tiểu đường thai kỳ gây nguy cơ: đa ối, sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật, nhiễm trùng thận, chuyển dạ kéo dài, sinh khó hay sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê...

Với thai nhi: Việc mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ làm gia tăng tỉ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (thai quá to hoặc quá nhỏ). Thai quá to có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay...

Bên cạnh đó, sau khi bé chào đời, trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường xảy ra tình trạng bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da...đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.

vicare.vn-tieu-duong-thai-ky-moi-nguy-cho-ca-me-va-thai-nhi-body-2
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý trong quá trình mang thai

Vì vậy, các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo tất cả các sản phụ cần chú ý theo dõi đường huyết và có cách điều trị kịp thời để tránh hậu quả/biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Những điều cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Biến chứng của tiểu đường thai kỳ mẹ cần biết