Tiểu đường thai kỳ có được ăn lạc không?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến bệnh tình của người bị đái tháo đường nói chung. Đối với những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, dinh dưỡng hàng ngày cũng là chú ý quan trọng không kém. Vậy bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn lạc không? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết này.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn lạc không? Tiểu đường thai kỳ có được ăn lạc không?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến bệnh tình của người bị đái tháo đường nói chung. Đối với những bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, dinh dưỡng hàng ngày cũng là chú ý quan trọng không kém. Vậy bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn lạc không? Mời bạn đọc cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết này.

1. Lạc là gì? Lạc có công dụng gì đối với sức khỏe?

Lạc hay còn gọi là đậu phộng là một loại thực phẩm khá quen thuộc với người Việt Nam. Cây này có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, thuộc nhóm cây bé. Thân cây chỉ cao khoảng 35cm – 50cm, hoa màu vàng và củ mọc trên cây. Người ta sử dụng loại củ này làm thực phẩm.

Theo các nhà nghiên cứu, lạc là một loại củ có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và khá dễ ăn. Vì vậy, nếu ăn lạc ở mức độ cho phép, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện. Trong đó, một số công dụng nổi bật của hạt này là:

  • Hỗ trợ và kích thích tuần hoàn máu: theo các nhà khoa học, mỗi 30gr lạc sẽ cung cấp đến 35% mangan cần thiết để chuyển hóa chất béo cũng như carbohydrate trong cơ thể, từ đó thúc đẩy hấp thụ canxi, ổn định đường trong máu.
  • Giảm cholesterol xấu trong máu: chất dinh dưỡng có trong đậu phộng không chỉ kích thích hoạt động não bộ, tăng cường trí nhớ mà chúng còn giúp kiểm soát tối ưu cholesterol trong máu, tăng cholesterol tốt và hỗ trợ đào thải cholesterol xấu ra bên ngoài.
  • Đẩy lùi bệnh tim mạch: theo các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, lạc có thể làm giảm bớt nguy cơ của bệnh tim mạch nhờ có nguồn chất béo không bão hòa đơn cũng như các chất chống oxy hóa. Mỗi tuần, bạn chỉ cần ăn khoảng 4 lần lạc sẽ giúp sức khỏe tim mạch được cải thiện đáng kể.
Tiểu đường thai kỳ có được ăn lạc không?

2. Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn lạc không?

Mẹ bầu ăn lạc có tốt không?

Từ những công dụng kể trên, có thể thấy lạc là một loại thực phẩm tốt cho người bị tiểu đường và mẹ bầu nếu đang bị đái tháo đường thai kỳ thì vẫn có thể ăn loại thực phẩm này.

Trước đây, người ta cho rằng lạc hàm lượng chất béo quá lớn sẽ khiến bệnh tiểu đường nặng hơn. Thế nhưng, các nghiên cứu của Đại học Harvard gần đây đã được công bố trên tạp chí Hội Y Khoa Mỹ khẳng định rằng: chất béo trong lạc là chất béo chưa bão hòa, vì thế chúng sẽ cải thiện đáng kể và duy trì sự ổn định nồng độ đường trong máu.

Bên cạnh đó, ăn lạc cũng sẽ giúp bạn kiểm soát bớt hiện tượng thèm ăn của mình nhờ vào thành phần dinh dưỡng đa dạng của nó. Bạn sẽ có cảm giác no khá lâu sau khi ăn lạc, nhờ đó cân bằng sức khỏe và cân nặng.

Đặc biệt hơn, đối với phụ nữ, lạc còn là một nguồn thực phẩm bổ dưỡng giúp làm đẹp da và chống lão hóa. Chúng cũng sẽ đem lại tác dụng lợi sữa cho mẹ bầu bởi trong lạc có chứa nhiều protein và dầu béo.

Như vậy, lạc đối với mẹ bầu bị tiểu đường là thực phẩm có nhiều lợi ích nếu được sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, bạn không nên ăn lạc tùy tiện mà cần có sự chỉ dẫn chi tiết từ bác sỹ để có mức ăn khoa học nhất.

Tiểu đường thai kỳ có được ăn lạc không?

Khi ăn lạc, mẹ bầu bị tiểu đường cần lưu ý điều gì?

Lạc tuy là một thực phẩm giàu dinh dưỡng cho các bà mẹ bị tiểu đường, thế nhưng, nếu bạn không chú ý những điều sau, bạn sẽ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm:

  • Ăn nhiều lạc có thể gây ra dị ứng và thậm chí các phản ứng dị ứng này có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người ăn. Vì thế, bạn cần phải chắc chắn rằng bản thân không bị dị ứng với lạc.
  • Không nên mua lạc/đậu phộng chế biến sẵn từ các cửa hàng bởi những loại lạc này thường có hàm lượng natri cao, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dùng.
  • Nấm mốc sống trên đậu phộng thường sản xuất ra chất Aflatoxin với nhiều mức độ khác nhau. Khi tiếp xúc với chất này, người bị bệnh tiểu đường sẽ có khả năng cao bị rối loạn chức năng gan.
  • Các sản phẩm lạc có sẵn trên thị trường không cung cấp giá trị dinh dưỡng cao như lạc nguyên chất.

Thay vì ăn lạc, bạn cũng có thể thử một số loại hạt sau đây:

  • Hạt hạnh nhân: có lượng chất xơ gấp đôi so với lạc và cũng chứa nhiều canxi, sắt, vitamin E gấp rưỡi so với lạc.
  • Hạt óc chó: cung cấp dinh dưỡng và chất béo loại omega – 3 có lợi cho sức khỏe.

3. Những chú ý cần nhớ trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bị tiểu đường

Để có được sức khỏe tốt nhất, ngoài lạc, mẹ bầu bị tiểu đường còn cần phải bổ sung nhiều thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: hầu hết những loại thực phẩm này đều có chỉ số GI tương đối thấp và điều này sẽ duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Bạn có thể ăn trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu... trong nhóm này.
  • Hạn chế các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa: khác với chất béo chưa bão hòa có trong lạc/đậu phộng, chất béo bão hòa sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu, khiến bệnh tình của mẹ trở nên nặng nề hơn. Vì thế, bạn hãy hạn chế việc ăn các món chiên, xào, nướng...

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những giải thích khoa học cho vấn đề tiểu đường thai kỳ có được ăn lạc không. Căn cứ vào đó, bà bầu và gia đình hãy có những điều chỉnh phù hợp trong chế độ ăn uống hàng ngày.

Xem thêm:

  • Những điều cần biết về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường thai kỳ
  • Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ