Tiểu đường thai kỳ có điều trị được không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ nguyên nhân và cách đêu trị ra sao đang được rất nhiều bà mẹ quan tâm trong thời kỳ mang thai của mình. Sau đây HoiBenh sẽ cung cấp một số thông tin về bệnh này trong bài viết dưới đây nhằm giúp các mẹ sớm cân bằng lại sức khỏe của mình và có một quá trình mang thai thành công và sớm cho ra đời đứa con khỏe mạnh của mình.
Tiểu đường thai kỳ có điều trị được không?
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được chia làm hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh này thường xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai của bạn và sẽ chấm dứt khi em bé chào đời.
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là khi nội tiết tố insulin của tụy có xu hướng bị thiếu hay giảm tác động đến cơ thể của con người, hoắc có thể hiểu là cơ thể không chuyển hóa tốt insulin. Còn với Glucose được coi là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, insulin rất cần cho việc vận chuyển và chuyển hóa glucose từ mạch máu vào tế bào. Vì vậy, chúng ta bị tiểu đường do có quá nhiều đường vào mạch máu dẫn đến việc phát sinh một số biến chứng.
Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ
Trong thời kỳ mang thai, nhau thai quanh bé phát triển tạo ra một số kích thích tố đặc biệt nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển và trường thành của bé. Các loại kích thích tố này làm giảm tác động của insulin ở các mô, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Chỉ số tiểu đường khi mang thai cho phép nằm trong hoảng 50-100mg/dL. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường trong máu không còn được insulin kiểm soát nữa nên bạn cần giảm lượng đường hoặc tăng lượng insulin hoặc cả hai tác động trên.
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ
Thường xuyên xuất hiện hiện tượng khát nước đặc biệt là vào ban đêm
Đi tiểu nhiều và số lượng nước trong mỗi lần đi cũng tăng nhiều hơn so với phụ nữ bình thường
Hiện tượng vùng kín bị nhiễm khuẩn nấm và không thể làm sạch bằng các thuốc hoặc kem chống khuẩn thông thường.
Khi xuất hiện các vết thương, trầy xước hoặc đau sẽ lâu lành hơn
Dễ bị sút cân, mệt mỏi, thiếu năng lượng dẫn đến kiệt sức.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện ở phụ nữ lớn tuổi (trên 30 tuổi), phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ mà có tiền sử gia đình mắc bệnh loại 2, phụ nữ bị thừa cần, béo phì cả trước và trong khi đang mang thai và phụ nữ đã từng bị tiểu đường thai kỳ trong mang lần mang thai trước.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình liên quan đến việc sản sinh insulin bị ảnh hưởng bởi kích thích tố. Đây là nguyên nhân dẫn đến việc phải kiểm tra sàng lọc bệnh tiểu dường thai kỳ đối với phụ nữ mang thai dù có mắc bệnh hay không. Từ tuần thứ 24-28 là thời điểm thông thường xuất hiện bệnh.
Công cụ chuẩn đoán thông thường của bệnh tiểu đường thai kỳ là sử dụng kiểm tra lượng đường (GCT), hay sử dụng phương pháp để kiểm tra mức độ dung nạp đường glucose (OGTT). Sau khi xét nghiệm đường glucose đợi một tiếng đồng hồ rồi làm lại xét nghiệm trên khi bạn uống nước có nhiều đường. Lượng đường huyết này thường đưuọc đo bằng millimoles trên một lít máu. Lượng đường huyết được coi là bình thường khi đạt mức 4-6mmol/L.
Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ
Đối với mẹ
Tăng thêm nguy cơ tiền sản giật lên gấp 4 lần
Dễ gặp nhiễm trùng và thường nặng hơn lâu lành hơn, nhất là viêm thận và bể thận.
Thai to dễ dẫn đến việc sang chấn lúc sinh
Dẫn đến nguy cơ bị tỉ lệ mổ đẻ cao hơn
Dễ bị băng huyết sau sinh
Thai to còn gây rối loạn tuần hoàn và hô hấp ở mẹ, làm cho đa ối chiếm tỉ lệ khá cao (từ 27-30%).
Đối với thai nhi
Ảnh hưởng đến việc phát triển bình thường của bé, gia tăng tỉ lệ di dạng thai.
Thai quá to gây nên việc sinh khó, sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gẫy xương đòn...
Do insulin tăng cao gây ảnh hưởng đến sự phát triển của phổi dẫn đến việc suy hô hấp ở trẻ.
Dẫn đến việc rối loạn trong việc chuyển hóa như hạ đường huyết, hạ canxi huyết.
Tỉ lệ tử vong của thai nhi cũng tăng gấp 2-5 lần.
Phương pháp điều trị và thuốc điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ
Thường xuyên đến gặp bác sĩ để theo dõi lượng đường trong máu
Để kiểm tra lượng đường trong máu bạn lấy một giọt máu ở đầu ngón tay cho vào một dải thử nghiệm đưa vào một máy do đường huyết thường được kiểm tra từ 4-5 lần một ngày vào buổi sáng và sau bữa ăn để đảm bảo rằng lượng đường được giữ trong máu ở một phạm vi lành mạnh.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Các mẹ nên lựa chọn thức phẩm lành mạnh nhằm ngăn ngừa tăng cân quá mức trong quá trình mang thai như trái cây, rau và ngũ cốc, thức ăn ít chất béo và calo đặc biệt hạn chế carbohydrate trong bánh kẹo.
Tăng cường tập thể dục
Tập thể dục có thể làm giảm lượng đưuòng trong máu, làm tăng độ nhạy cảm với insulin có nghĩa là cơ thể mỗi con người cần ít insulin để vận chuyển được đường đến các tế bào. Các mẹ nên tập một số động tác nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập yoga dành cho bà bầu, làm việc nhà và làm vườn tránh làm những việc mất quá nhiều sức.
Sử dụng thuốc an toàn
Cần tiêm thêm insulin nhằm giảm lượng đường trong máu, đạt được glucose trong máu liên tục an toàn. Đối với một số phụ nữ, thuốc glyburide cũng là một lựa chọn an toàn.
Quan sát thường xuyên thai nhi
Các mẹ nên thường xuyên đi gặp bác sĩ để được theo dõi tận tình về sự phát triển và tăng trưởng của bé như siêu âm nhiều hoặc sử dụng các xét nghiệm khác.
Sau khi mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cũng được gia tăng nên các mẹ phải tập thói quen sống lành mạnh.
Một số phương pháp điều trị tiểu đường bằng bài thuốc dân gian
Dùng 150g mướp đắng, bỏ hạt, rửa sạch rồi thái lát mỏng, để lửa to xào với dầu lạc cho đến khi gần chín cho thêm 100g đậu phụ và chút muối. Sau đó tiếp tục đun lửa to cho đến khi mướp chín, ăn mỗi ngày hai lần.
Sử dụng 50g khoai lang, 100g bí xanh thái hạt lựu nấu với nước vừa đủ chín ăn mỗi lần một ngày.
Dùng râu ngô 50g đun trong 1,5 lít nước đến khi còn một nửa chia thành hai lần uống hết trong một ngày.
Vậy việc điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ là co thể chỉ cần mẹ luôn phải đảm bảo cho mình một sức khỏe bèn vững hơn trong thời gian mang thai. Nếu mẹ bầu nào đã có tiền sử mắc bệnh thì nên chọn cho mình một cách điều trị hợp lý để tạo sự tốt nhất cho em bé trong bụng. Hy vọng bài chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức trong việc tránh bệnh tiểu đường thai kỳ. Chúc các mẹ và em bé của mình luôn có một sức khỏe tốt.