Tiêu chuẩn cân nặng hợp lý cho các bé 1 tuổi
Trẻ nhỏ từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đều sẽ có từng giai đoạn phát triển. Trong đó, 1 tuổi được xem là mốc khá quan trọng, đánh dấu sự thay đổi kết thúc thời kỳ sơ sinh của trẻ. Tùy vào sự chăm sóc và chế độ dinh dưỡng mà mỗi bé đạt được mức cân nặng khác nhau. Nhưng cần phải căn cứ vào mức tiêu chuẩn hợp lý để đánh giá chính xác sự phát triển của trẻ.
Tiêu chuẩn cân nặng hợp lý cho các bé 1 tuổi
Mức cân nặng hợp lý cho trẻ 1 tuổi
Hiện nay có rất nhiều nguồn đưa ra chỉ số cân nặng và chiều cao cho trẻ nhỏ, nên rất khó để xác định được con số chính xác là bao nhiêu. Bởi ở mỗi nguồn nghiên cứu thì đều được thực hiện trên các đối tượng trẻ khác nhau với tình trạng phát triển thể chất cũng như các tiêu chí đánh giá khác nhau.
Thông thường chuẩn cân nặng của trẻ bên Châu Âu sẽ lớn hơn so với trẻ tại Châu Á và trẻ được bú mẹ thường xuyên sẽ khác so với trẻ dùng sữa công thức. Do đó, không thể tùy tiện so sánh giữa các trẻ với nhau mà cần căn cứ vào nhiều yếu tố.
Theo điều kiện kinh tế cũng như chế độ sinh dưỡng và thể chất của người Việt Nam thì trẻ 1 tuổi có mức trọng lượng cơ thể từ 8,7kg đến 10,7kg là bình thường. Nếu thấp hơn con số này trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Đồng thời có nguy cơ béo phì nếu cân nặng đạt chỉ số cao hơn.
Số cân nặng của trẻ còn phụ thuộc vào chiều cao. Do người Việt Nam thường có chiều cao khiêm tốn hơn các nước khác nên dẫn tới để đạt chuẩn cơ thể cũng cần xem xét sự cân bằng hợp lý giữa hai chỉ số chiều cao và cân nặng.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 tuổi để đạt được cân nặng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp theo từng độ tuổi là điều cần thiết để cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất cũng như trí thông minh. Vì vậy, mẹ nên tìm hiểu từ các nguồn dinh dưỡng cũng như chuyên gia để lên kế hoạch cho từng bữa ăn của trẻ một cách đầy đủ các chất mà lại giúp trẻ ăn ngon miệng, không bỏ bữa.
Để trẻ luôn có mức cân chuẩn nhất vào lúc 1 tuổi, mẹ nên lên kế hoạch chăm sóc từ khi mang thai, đến lúc sinh bé và các tháng tiếp theo. Ở mỗi thời kỳ sẽ là một chế độ dinh dưỡng khác nhau, muốn biết trẻ có đạt đủ mức cân hay không mẹ nên đi khám thường xuyên và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn.
Đối với trẻ được 1 tuổi, cần có tiêu chí cung cấp chất dinh dưỡng như sau:
Có thể tiếp tục cho bé bú mẹ đến khi 2 tuổi bởi sữa mẹ chưa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn thêm sữa bột, sữa công thức để đảm bảo sự phát triển toàn diện.
Với các bữa ăn hàng ngày nên kết hợp nhiều loại thịt, cá, rau củ quả đa dạng và phong phú với liều lượng hợp lý mỗi ngày:
1⁄2 chén bơ, sữa như: sữa bột, sữa chua, váng sữa, phomai...
1⁄4 cho đến 1⁄2 chén ngũ cốc gồm: cơm, cháo...
1⁄2 chén trái cây, nước hoa quả như: cam, bơ, dưa hấu,
1⁄2 chén rau xanh: rau ngót, bông cải, cà rốt, cà chua...
1⁄4 chén thức ăn giàu đạm như thịt, trứng, cá...
Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ và phân bổ đầy đủ lượng các món ăn như trên.
Nếu trẻ biếng ăn mẹ nên có cách chế biến hợp với khẩu vị trẻ, ngoài ra dùng các phương pháp hỗ trợ để trẻ ăn ngon miệng hơn.
Một tuổi được xem là giai đoạn quan trọng của trẻ, đánh dấu sự phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn trí thông minh. Từ giai đoạn này trở đi, cơ thể trẻ cần lượng dinh dưỡng nhiều hơn và đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu hoạt động của các cơ quan trong cơ thể cũng như hoạt động vui chơi bên ngoài của trẻ.