Tiêu chảy uống thuốc gì cho mau cầm?

Làm gì khi bị tiêu chảy? Tiêu chảy uống thuốc gì? là 2 trong rất vô số thắc mắc của nhiều người. Bởi, mỗi người đều bị tiêu chảy ít nhất 1 hoặc vài lần trong đời mà không tránh khỏi. Do đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có thể dùng tới một vài loại thuốc để điều trị tiêu chảy.

Tiêu chảy uống thuốc gì cho mau cầm? Tiêu chảy uống thuốc gì cho mau cầm?

Làm gì khi bị tiêu chảy? Tiêu chảy uống thuốc gì? là 2 trong rất vô số thắc mắc của nhiều người. Bởi, mỗi người đều bị tiêu chảy ít nhất 1 hoặc vài lần trong đời mà không tránh khỏi. Do đó, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà có thể dùng tới một vài loại thuốc để điều trị tiêu chảy.

Nguyên nhân và triệu chứng của tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, phân thường lỏng hoặc sền sệt và bệnh thường xảy ra phổ biến ở nhiều người. Triệu chứng khi bị tiêu chảy là bụng đầy hơi, đau bụng, đi tiêu lỏng và nhiều lần, thậm chí có buồn nôn và nôn mửa. Nếu tiêu chảy nặng hơn thì phân có chất nhầy, thực phẩm không được tiêu hóa hết, đi ra máu, giảm cân và sốt.

Nếu đại tiện nhiều hơn 3 lần 1 ngày và không bổ sung đủ nước, bạn sẽ bị mất nước sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây tiêu chảy thường do vi rút. Ngoài ra còn do dị ứng thực phẩm, uống quá nhiều rượu bia, người bị bệnh tiểu đường, nhiễm trùng do vi khuẩn,.... hay bị rối loạn trong hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tiêu chảy có hai loại là tiêu chảy cấp tính hoặc mãn tính. Tiêu chảy cấp tính khiến bạn phải đi đại tiện liên tục trong một vài ngày và có thể biến mất. Nhưng tiêu chảy mạn tính có triệu chứng như đi đại tiện thường xuyên, chảy nước mắt, buồn nôn, nóng ruột và dạ dày bị co thắt thì nên đi khám bác sĩ.

vicare.vn-tieu-chay-uong-thuoc-gi-cho-mau-cam-body-1

Tiêu chảy uống thuốc gì?

Điều trị tiêu chảy với các loại thuốc kháng sinh như:

  • Tetracyclin: Tetracyclin có tác dụng hiệu quả với tiêu chảy do Vibrio cholerae gây nên. Tuy nhiên, do sữa và thức ăn có ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc nên người bệnh uống cách 1 giờ trước khi ăn và sau khi ăn 2 giờ.
  • Ciprofloxacin: Ciprofloxacin tác dụng nhanh với vi khuẩn gây bệnh đường ruột và được hấp thụ nhanh ở ống tiêu hóa. Nhưng cần lưu ý dùng thuốc đúng bệnh đúng liều nhằm tránh kháng thuốc.
  • Norfloxacin: Norfloxacin có tác dụng diệt khuẩn nên chữa trị tiêu chảy tốt nhưng cần lưu ý với người bị thiểu năng về gan, suy thận, người lớn tuổi,...
  • Neomycin: Neomycin có độc tính cao nên những bệnh nhân bị bệnh ở gan, thận, giảm thính lực phải dùng cẩn trọng. Đối với bệnh nhân tắc ruột, có tổn thương ở niêm mạc tiêu hóa và trẻ em dưới 1 tuổi thì không được dùng.
  • Metronidazol: Metronidazol có tác dụng tốt trong điều trị tiêu chảy kéo dài do Giardia, lỵ cấp tính,...
vicare.vn-tieu-chay-uong-thuoc-gi-cho-mau-cam-body-2

Lưu ý cho các loại kháng sinh trên là không dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, với metronidazol chỉ cần tránh dùng 3 tháng đầu, Tetraxyclin không dùng cho trẻ dưới 14 tuổi. Không dùng ciprofloxacin và norfloxacin cho trẻ em đang lớn và người chưa trưởng thành vì gây thoái hóa sụn khớp.

Như vậy, bạn đã biết tiêu chảy uống thuốc gì nhưng việc dùng kháng sinh loại nào, liều lượng ra sao để trị tiêu chảy hiệu quả thì bạn không được tự ý sử dụng mà nên đi khám bệnh để bác sĩ có chỉ định cụ thể.

Xem thêm:

  • Các nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài ở người lớn và cách khắc phục
  • Tiêu chảy ra nước màu đen - Dấu hiệu nguy hiểm chớ chủ quan
  • Thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy