Tiêu chảy do nhiễm khuẩn dùng thuốc gì trị đúng bệnh lại nhanh khỏi?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, như tiêu chảy do virus (Rotavirus, ...), tiêu chảy do nhiễm khuẩn (vi khuẩn Vibrio cholerae, E. coli, Shigella, Salmonella, ...), do ký sinh trùng, do dùng thuốc, ... Khi bạn bị tiêu chảy nhiều lần, kèm với sốt, nôn và đau bụng thì có thể bạn đã bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

Tiêu chảy do nhiễm khuẩn dùng thuốc gì trị đúng bệnh lại nhanh khỏi? Tiêu chảy do nhiễm khuẩn dùng thuốc gì trị đúng bệnh lại nhanh khỏi?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy, như tiêu chảy do virus (Rotavirus, ...), tiêu chảy do nhiễm khuẩn (vi khuẩn Vibrio cholerae, E. coli, Shigella, Salmonella, ...), do ký sinh trùng, do dùng thuốc, ... Khi bạn bị tiêu chảy nhiều lần, kèm với sốt, nôn và đau bụng thì có thể bạn đã bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Bài viết này sẽ đề cập biểu hiện, biến chứng, cách điều trị, và cách dự phòng bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.

Biểu hiện của tiêu chảy do nhiểm khuẩn

  • Nôn và buồn nôn
  • Tính chất phân phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh. Nếu tiêu chảy do độc tố vi khuẩn: phân có nhiều nước, không có bạch cầu hoặc hồng cầu trong phân. Nếu tiêu chảy do nhiễm khuẩn: phân thường có nhầy, đôi khi có máu.
  • Biểu hiện toàn thân có thể sốt hoặc không sốt; Mệt mỏi, nhức đầu, có thể có hạ huyết áp; Cơ thể bị mất nước (khát nước)
vicare.vn-tieu-chay-do-nhiem-khuan-dung-thuoc-gi-tri-dung-benh-lai-nhanh-khoi-body-1
  • Biểu hiện cụ thể của một số tiêu chảy do nhiễm khuẩn thường gặp:
  • Tiêu chảy do lỵ trực khuẩn (hội chứng lỵ): sốt cao, đau bụng quặn từng cơn, mót rặn, đi ngoài phân lỏng lẫn nhầy máu.
  • Tiêu chảy do tả: tiêu chảy dữ dội và liên tục 20-50 lần/ngày, phân toàn nước như nước vo gạo. Không sốt, không mót rặn, không đau quặn bụng.
  • Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: buồn nôn, nôn, tiêu chảy nhiều nước nhưng không sốt.
  • Tiêu chảy do E.coli: Sốt, đi ngoài phân lỏng không nhầy máu, không sốt.
  • Tiêu chảy do Salmonella: tiêu chảy, sốt cao, nôn và đau bụng.

Biến chứng của tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn sẽ được cải thiện nhanh chóng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Nếu không, bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể gây các biến chứng như sau:

  • Rối loạn điện giải: hạ kali, tăng natri máu.
  • Suy thận cấp, hoại tử ống thận.
  • Xuất huyết tiêu hóa.
  • Rối loạn hấp thu, suy dinh dưỡng.
  • Nhiễm khuẩn huyết.

Điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn như thế nào?

Khi thấy người thân có các triệu chứng của tiêu chảy nhiễm trùng, cần bù nước Oresol đồng thời nhanh chóng đưa bệnh nhân dến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Nhân viên y tế sẽ đánh giá tình trạng mất nước và bồi phụ nước điện giải, điều trị kháng sinh nếu cần và điều trị triệu chứng.

vicare.vn-tieu-chay-do-nhiem-khuan-dung-thuoc-gi-tri-dung-benh-lai-nhanh-khoi-body-2

Thuốc nào được dùng trong điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn?

Kháng sinh thường dùng là kháng sinh nhóm Quinolon (Ciprofloxacin, Levofloxacin, Norfloxacin), Ceftriaxon, Azithromycin, Erythromycin, Doxycyclin, Metronidazol, Vancomycin.

Để bù nước và điện giải cho người bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn, nhân viên bệnh viện sẽ đánh giá tình trạng mất nước. Người bệnh mất nước độ 1 sẽ được bù dịch bằng đường uống (dùng dung dịch Oresol). Người bệnh mất nước từ độ 2 trở lên được bù dịch bằng đường tĩnh mạch (dùng dung dịch Ringer lactat hoặc NaCl 0,9%, Glucose 5% với tỷ lệ 1:1).

Ngoài ra, nhân viên bệnh viện có thể điều trị hỗ trợ giảm co thắt bằng spasmaverin, ..., làm săn niêm mạc ruột bằng smecta, ...

Cần làm gì để dự phòng tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Để phòng ngừa tiêu chảy do nhiễm khuẩn, chúng ta cần:

  • Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm: Ăn chín - uống nước đã đun sôi.
  • Rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Cải thiện hệ thống cấp thoát nước, vệ sinh môi trường.
  • Điều trị dự phòng khi ở trong vùng có dịch.

Xem thêm:

  • Triệu chứng, nguyên nhân tiêu chảy và dấu hiệu cần đến bệnh viện ngay
  • Bạn biết gì về thuốc tiêu chảy Smecta?
  • Cẩn trọng khi trẻ mắc tiêu chảy cấp do nhiễm Rotavirus