Tiết canh, nem chua, thịt bò tái, rau sống món ăn tưởng ngon mà hoá ra là thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán bạn nên lưu ý trước khi ăn

Sán là một loại ký sinh trùng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và thường tồn tại trong một số thực phẩm như tiết canh, thịt bò tái, nem chua... Nếu như không cẩn thận, bạn có thể nhiễm sán bất cứ khi nào. Hãy xem ngay bài viết sau để tìm hiểu về tình trạng này và một số thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán cần phải tránh xa.

Tiết canh, nem chua, thịt bò tái, rau sống món ăn tưởng ngon mà hoá ra là thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán bạn nên lưu ý trước khi ăn Tiết canh, nem chua, thịt bò tái, rau sống món ăn tưởng ngon mà hoá ra là thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán bạn nên lưu ý trước khi ăn

Sán là một loại ký sinh trùng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và thường tồn tại trong một số thực phẩm như tiết canh, thịt bò tái, nem chua... Nếu như không cẩn thận, bạn có thể nhiễm sán bất cứ khi nào. Hãy xem ngay bài viết sau để tìm hiểu về tình trạng này và một số thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán cần phải tránh xa.

1. Sán là gì? Sức khỏe con người bị ảnh hưởng thế nào khi nhiễm sán?

Giun sán là gì?

Giun sán hay còn được gọi là con lãi, sán ký sinh, giun ký sinh... là một loại sinh vật đa bào và có thể quan sát bằng mắt thường, sống ký sinh trong cơ thể của con người hay các loại gia súc, gia cầm, vật nuôi... Đây là nhóm ký sinh trùng khá phổ biến tại Việt Nam và số người nhiễm phải khá lớn. Theo các thống kê, có đến 3⁄4 dân số của Việt Nam nhiễm giun sán và tỷ lệ nhiễm ở nam cao gấp 3 lần ở nữ.

Một số loại giun sán thường gặp hiện nay là:

  • Giun xoắn: có trong thịt heo hay thịt động vật hoang dã sống/tái.
  • Sán đầu gai: thường tồn tại dưới dạng ấu trùng có trong cá, ốc, tôm, lươn, rắn...
  • Sán lá gan: thường có trong nhiều thực vật thủy sinh hoặc tôm, cua, cá... nấu chưa chín.
  • Sán dải heo: thường có trong thịt heo nấu tái.

Bị nhiễm giun sán có nguy hiểm không?

Theo Phó giáo sư – Tiến sỹ Bùi Vũ Huy, hiện đang công tác tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương, bị nhiễm giun sán là do các thói quen vệ sinh và ăn uống thiếu khoa học, tuy nhiên lại không phải bệnh nguy hiểm cấp tính. Thông thường, khi bị nhiễm ký sinh trùng, bệnh nhân thường sẽ không có dấu hiệu rõ rệt nhưng nếu tồn tại lâu trong cơ thể, giun sán có thể dẫn đến bệnh còi xương, suy dinh dưỡng... ở trẻ em và bệnh đường tiêu hóa, thiếu chất... ở người lớn.

Ở thể nặng, giun sán phát triển và đi vào máu có thể gây ra suy giảm thị lực và hiện tượng co giật. Một số trường hợp giun sán thậm chí có thể đi vào mắt, não và gây ra nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là tử vong nếu không điều trị kịp thời.

vicare.vn-tiet-canh-nem-chua-thit-bo-tai-rau-song-mon-an-tuong-ngon-ma-hoa-ra-la-thuc-pham-co-nguy-co-nhiem-san-ban-nen-luu-y-truoc-khi-body-1

2. Một số thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán phải tránh xa!

Hiểu được tầm nguy hiểm của sán, chắc hẳn bạn đọc đang rất thắc mắc không biết những loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán này để đề phòng. Sau đây là giải đáp dành cho bạn.

Tiết canh – tưởng ngon mà hại

Theo Phó giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Duy Thịnh thuộc Viện Công nghệ Thực phẩm – Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, tiết canh có bản chất là máu sống được chế biến cùng với thịt và xương nên vẫn có nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng... và nguy cơ này càng cao hơn nếu đó là máu lợn, máu gia cầm... Việc ăn tiết canh được làm từ máu của sinh vật bị bệnh sẽ khiến người ăn bị nhiễm nhiều loại ký sinh trùng như liên cầu lợn, giun sán... gây ra các chứng bệnh về tiêu hóa và viêm não, thậm chí tử vong.

Chính vì thế, nếu bạn có thói quen ăn tiết canh thì đây thật sự là điều nguy hiểm. Hãy cố gắng hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Nem chua – món ăn truyền thống ẩn chứa đầy hiểm nguy

Nem chua sống được chế biến và lên men từ da lợn, thịt lợn... có tẩm ướp thêm gia vị. Suốt quá trình chế biến – bảo quản, nếu như không đảm bảo môi trường vô trùng thì món ăn này trở thành nơi cư trú lý tưởng của rất nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng. Đặc biệt, thính và thịt dùng để chế biến nem chua nếu quá hạn hay đặt trong môi trường ẩm cũng dễ phát sinh nấm mốc.

Rau sống

Những loại rau như xà lách, rau mùi... nằm trong top những loại thực phẩm có nguy cơ rất cao chứa vi khuẩn và ký sinh trùng có hại như giun, sán... Đặc biệt, nếu những loại rau này được tưới bằng nước bẩn hay bón phân tươi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng sinh trưởng. Khi đó, nếu con người ăn phải rau sống, ký sinh trùng và vi khuẩn chưa được xử lý, sẽ có nguy cơ ăn phải ấu trùng vào cơ thể và phát triển thành sán, gây ra bệnh tiêu chảy, kiết lị...

Do đó, bạn nên hạn chế ăn các loại rau sống ở các quán ăn không đảm bảo vệ sinh. Nếu muốn ăn rau sống ở nhà, bạn cũng cần chú ý rửa rau thật sạch và ngâm nước muối để sát khuẩn.

vicare.vn-tiet-canh-nem-chua-thit-bo-tai-rau-song-mon-an-tuong-ngon-ma-hoa-ra-la-thuc-pham-co-nguy-co-nhiem-san-ban-nen-luu-y-truoc-khi-body-2

Thịt bò tái

Theo bác sỹ Lâm Vĩnh Niên – trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế của bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết, thịt bò tái là nguyên nhân gây ra nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là sán dải bò, sán lá gan... không những gây bệnh ở hệ tiêu hóa, ảnh hưởng tới ruột, gan... mà còn có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động của nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

Bên cạnh đó, nếu thịt sống không được bảo quản trong môi trường vệ sinh sẽ là điều kiện phát triển của vi khuẩn và vì thế, bạn có nguy cơ cao bị nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu tiếp tục ăn loại thực phẩm này.

Như vậy, bạn đọc đã biết sán gây hại thế nào đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Bài viết cũng đã cung cấp cho bạn một số thực phẩm có nguy cơ nhiễm sán thường gặp mà bạn cần phải cân nhắc trước khi ăn. Hãy tìm những quán ăn vệ sinh, chất lượng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm sán của mình nếu muốn ăn những thực phẩm này.

Xem thêm:

  • Cách phát hiện thịt lợn nhiễm sán bằng mắt thường
  • Nhiễm bệnh sán lá gan lớn có nguy hiểm không?
  • Đang mang thai bị nhiễm giun sán, có sao không?