Tiền đái tháo đường là bệnh gì?

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) ngày càng nhiều và trở thành gánh nặng về kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống. Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường (tiền tiểu đường). Vậy tiền đái tháo đường là gì, làm sao để kiểm soát và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn?

Tiền đái tháo đường là bệnh gì? Tiền đái tháo đường là bệnh gì?

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) ngày càng nhiều và trở thành gánh nặng về kinh tế, giảm chất lượng cuộc sống. Tuy là căn bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa ngay từ giai đoạn tiền đái tháo đường (tiền tiểu đường). Vậy tiền đái tháo đường là gì, làm sao để kiểm soát và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn? Thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Tiền đái tháo đường là gì?

Tiền đái tháo đường là hiện tượng lượng đường trong máu cao nhưng chưa đạt đến mức được chẩn đoán chính thức mắc bệnh tiểu đường. Thông thường đây là một chỉ báo cho thấy một người sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu không có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn kịp thời.

Những người mắc tiền đái tháo đường vẫn có khả năng sản sinh ra insulin nhưng lại không thể sử dụng hiệu quả. Lâu dần sẽ khiến tuyến tụy trở nên quá sức, mất khả năng tạo ra insulin thiết yếu cho cơ thể. Do vậy, tiền đái tháo đường được xem như rối loạn dung nạp glucose bị suy giảm hoặc nồng độ đường máu khi đói tăng lên.

vicare.vn-tien-dai-thao-duong-la-benh-gi-body-1
Tiền đái tháo đường chưa phải là bệnh nhưng nguy hiểm không kém

Tiền đái tháo đường đe dọa ai?

Những người thuộc một trong các nhóm dưới đây cần đặc biệt chú ý trước khả năng tiền đái tháo đường có thể xảy ra:

  • Người cao tuổi: khi cơ thể bị lão hóa (độ tuổi trên 45) sẽ kéo theo tình trạng tuyến tụy hoạt động kém hơn, từ đó dẫn tới lượng insulin tiết ra ít hơn, làm tăng khả năng mắc bệnh tiền đái tháo đường.
  • Tiền sử gia đình: nếu trước đây trong gia đình đã có người bị tiểu đường thì có thể bạn sẽ gặp phải vấn đề tiền đái tháo đường, phát triển thành đái tháo đường trong tương lai.
  • Tiền sử mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ
  • Những người bị thừa cân hoặc béo bụng: chất béo nội tạng khi béo bụng làm tăng sự giải phóng các axit béo tự do, tạo ra đề kháng insulin. Bên cạnh đó, hội chứng chuyển hóa rất hay gặp ở người béo phì, gây ra giai đoạn tiền đái tháo đường.
  • Người ít vận động: chức năng của insulin là lấy glucose từ máu, sau đó chuyển hóa để tạo ra năng lượng. Đối với những người thiếu vận động, có lối sống tĩnh tại sẽ phải đối diện nhiều với nguy cơ cao bị kháng insulin.
  • Yếu tố chủng tộc: những người da đen không phải gốc Mỹ Latinh, người Mỹ gốc Á châu, người ở khu vực Thái Bình Dương, người Mỹ Latinh có tỷ lệ người mắc tiền đái tháo đường và đái tháo đường nhiều hơn.
vicare.vn-tien-dai-thao-duong-la-benh-gi-body-2
Những người béo bụng rất dễ mắc phải tiền đái tháo đường

Dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán tiền đái tháo đường

Dấu hiệu nhận biết tiền tiểu đường

  • Đối với những người đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường, các dấu hiệu và triệu chứng cho thấy sức khỏe đang có vấn đề thường không được thể hiện. Chúng chỉ được phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe hay xét nghiệm máu định kỳ.
  • Ở một vài trường hợp, người bệnh sẽ cảm thấy buồn ngủ, thờ ơ, thừa cân (nhất là ở vùng bụng). Tuy nhiên, cần làm thêm xét nghiệm cận lâm sàng để có chẩn đoán chính xác.

Chẩn đoán tiền tiểu đường

  • Phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán tiền đái tháo đường chính là xét nghiệm đường máu. Bác sĩ sẽ đo nồng độ đường máu của bạn khi đói (nhịn ăn trước khi thực hiện ít nhất 8 giờ) hoặc kiểm tra đường máu sau 2 giờ dung nạp glucose.
  • Nếu lượng đường trong máu ở mức 5,6 – 6,9 mmol/L (đối với xét nghiệm glucose máu lúc đói) hoặc 7,8 – 11,0 mmol/L (đối với xét nghiệm glucose sau ăn 2 giờ) thì bạn đang ở trong thời kỳ tiền đái tháo đường. Vượt khỏi ngưỡng này thì được chẩn đoán là đái tháo đường.
  • Đặc biệt, xét nghiệm ngẫu nhiên không cần nhịn ăn để đo mức đường đường huyết dao động từ 2 – 3 tháng gần đây (HbA1c) được khuyến khích áp dụng. Giá trị của HbA1c càng cao thì nguy cơ bị tiểu đường càng nhiều và nếu nằm trong khoảng 5,7 – 6,4% thì bạn bị tiền đái tháo đường.

Tiền đái tháo đường có nguy hiểm không?

Tiền đái tháo đường là hiện tượng phát triển âm thầm theo thời gian, không có dấu hiệu rõ ràng nên bệnh thường dễ bị bỏ qua. Chính vì vậy dễ gây nguy hiểm khi không được tầm soát tốt.

Bên cạnh đó, nhiều người chủ quan trong việc kiểm soát tiền đái tháo đường, không điều chỉnh lối sống, không chăm sóc sức khỏe của mình nghiêm túc hơn thì nguy cơ chuyển thành đái tháo đường tuýp 2 là rất lớn. Trong khi tiền tiểu đường có thể đẩy lùi được thì tiểu đường tuýp 2 không thể chữa khỏi hoàn toàn, cần dùng thuốc điều trị để tránh biến chứng.

vicare.vn-tien-dai-thao-duong-la-benh-gi-body-3
Ngăn chặn hiện tượng ngưng thở khi ngủ để giảm thiểu hình thành bệnh tiểu đường

Kiểm soát tiền đái tháo đường không trở thành bệnh như thế nào?

Để ngăn chặn và kiểm soát tiền tiểu đường tiến triển thành bệnh đái tháo đường tuýp 2, bên cạnh sử dụng thuốc điều trị tiền tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ thì việc thay đổi lối sống cũng quan trọng và mang đến hiệu quả rõ rệt.

Dưới đây là 6 việc làm cần thiết mà bạn cần duy trì thực hiện giúp bảo vệ sức khỏe:

  • Kiểm tra tuyến giáp

Theo nghiên cứu từ Hiệp hội Nội tiết Mỹ, những người có hormone tuyến giáp thấp khiến cho quá trình trao đổi chất chậm, dẫn đến tăng cân và nhạy cảm với insulin. Chính vì vậy, hãy định kỳ xét nghiệm máu để xác định nồng độ hormone tuyến giáp, giảm nguy cơ bị tiền tiểu đường.

  • Kiểm tra nồng độ vitamin D

Từ nhận định của các chuyên gia, khi nồng độ vitamin D thấp (<50 ng/mL) sẽ có khả năng phát triển bệnh nhanh hơn gấp hai lần. Bởi vậy, hãy chủ động xét nghiệm định lượng vitamin D huyết tương để kịp thời ngăn chặn bệnh lý nguy hại cho sức khỏe.

  • Sàng lọc chứng ngưng thở khi ngủ

Ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ dẫn đến thiếu oxy toàn thân từ đó gây nên rối loạn chuyển hóa glucose, góp phần quan trọng vào tăng kháng insulin. Áp lực đường thở dương liên tục (CPAP) là tiêu chuẩn vàng trong điều trị triệu chứng này. Áp suất không khí thông qua mặt nạ gắn mũi hoặc miệng giúp đường thở trở lên mở, mang đến giấc ngủ trọn vẹn, cải thiện lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường.

  • Giảm cân

Mối liên quan mật thiết giữa đái tháo đường và béo phì, thừa cân là vấn đề đã được bàn luận rất nhiều. Thực tế cho thấy việc giảm cân giúp cải thiện rõ rệt tình trạng tăng nhạy cảm của insulin. Do đó, hãy lên kế hoạch giảm trọng lượng cơ thể về mức bình thường bằng việc tập luyện thể dục, chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, ...

  • Tập luyện thể dục thường xuyên

Duy trì cơ thể khỏe mạnh là chìa khóa trong việc ngăn chặn tiền tiểu đái tháo đường chuyển sang bệnh tiểu đường nhờ vào việc giảm cân và giảm nồng độ insulin. Tùy vào thể trạng, sức khỏe, mỗi người nên xây dựng chế độ tập luyện riêng phù hợp với khả năng của bản thân. Ngoài ra, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn, hướng dẫn của chuyên gia để gia tăng hiệu quả khi tập luyện.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Đối với những trường hợp được chuẩn đoán bị tiền đái tháo đường, việc kiểm tra sức khỏe là điều không thể bỏ qua. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp kiểm tra, sàng lọc huyết áp cao, nồng độ cholesterol cao để đề phòng trường hợp rủi ro bị bệnh tim.

Tiền đái tháo đường nên ăn gì?

Đối với những người đang trong tình trạng tiền đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học là biện pháp tối ưu nhất giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp lượng đường trong máu trở về mức bình thường.

Chế độ dinh dưỡng dành cho người tiền đái tháo đường có thể khác nhau, tùy thuộc vào sở thích và thói quen nhưng cần nắm một số nguyên tắc quan trọng sau đây:

  • Lựa chọn chất béo: nên ăn những thực phẩm có chứa nguồn chất béo không bão hòa đa như dầu cá, dầu oliu, dầu vừng, dầu thực vật, các loại hạt, ...
  • Kiểm soát lượng tinh bột, đường: ưu tiên các loại rau xanh (cải bẹ xanh, rau má, cải bẹ trắng, ...), hoa quả ít ngọt. Ngoài ra, cần tránh ăn bánh mì trắng, bánh quy, gạo trắng, mì trắng, nước ép trái cây, bánh, kẹo, nước ngọt, ... bởi sẽ làm biến động lượng đường trong máu.
  • Ăn nhiều chất xơ: chất xơ đóng vai trò lớn trong việc hạ thấp tỷ lệ đường trong máu, ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, phòng chống bệnh tim mạch. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm có các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, củ, quả ăn cả vỏ. Riêng 3 loại rau củ khổ qua, bí đao, cà chua nên ưu tiên dùng thường xuyên.
  • Bổ sung thêm ngũ cốc: bạn cũng có thể sử dụng thêm bánh mì đen, bánh được làm từ bột mì.
  • Hạn chế ăn mặn: giảm nêm muối vào thức ăn, giảm bớt khẩu phần ăn từ thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối như dưa cà muối, chao, tương, cá khô, thịt hộp, cá hộp, ...
  • Thực đơn nên có cá ít nhất 2 lần/tuần. Ăn thịt gà bỏ da, các loại sản phẩm từ đậu nành, lòng trắng trứng, thịt bò nạc, động vật có vỏ (cua, tôm, sò điệp, ...).

Xem thêm:

  • Uống một chai soda mỗi ngày có thể gây tiền đái tháo đường
  • Tiền đái tháo đường - Dấu hiệu và cách chữa