Tiêm vắc xin phòng bệnh dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Nếu bị chó, mèo cắn mà trong trường hợp chó, mèo không rõ đã tiêm phòng dại hay chưa, thì cần lập tức đi tiêm phòng dại. Tuy nhiên, một số phụ nữ đã hoặc chuẩn bị mang thai lo lắng không biết tiêm vắc xin phòng bệnh dại có ảnh hưởng đến sinh sản không? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Tiêm vắc xin phòng bệnh dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm bằng vi-rút, thường lây từ động vật sang người. Bệnh dại có hai thể là thể câm (bại liệt) và thể điên cuồng. Bệnh thường lây từ động vật sang người qua tuyến nước bọt, khi động vật bị bệnh dại cắn, hoặc liếm vết thương. Thời gian ủ bệnh có thể từ một vài ngày đến một vài tháng. Nhưng khi phát bệnh cho đến khi chết, thời gian chỉ từ 1 đến 7 ngày. Hiện nay chưa có phương thuốc nào chữa bệnh dại. Vậy nên khi nghi bị chó, hoặc các động vật bị dại cắn, cần đi tiêm phòng ngay.
Tiêm vắc xin phòng bệnh dại có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Tiêm vắc xin phòng dại không ảnh hưởng đến phụ nữ có thai. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy vắc xin tiêm phòng dại không khiến cho khả năng bị sảy thai, dị tật thai nhi, hay sinh non tăng lên. Do bệnh dại là một bệnh rất nguy hiểm, việc tiêm vắc xin phòng dại có thể được thực hiện ngay cả khi người mẹ đang mang thai, nếu như cần thiết.
Khi nào cần tiêm vắc xin phòng dại?
Ngay cả trước khi phơi nhiễm, tức là trước khi bị chó hoặc mèo, hoặc các động vật khác nghi là bị dại cắn, một số người vẫn có thể tiêm vắc-xin phòng dại. Các trường hợp này là những nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm với vi-rút dại, bác sĩ thú y, và những người thường xuyên phải tiếp xúc với động vật. Ngoài ra, nếu sống ở vùng có nhiều động vật bị dại hoặc đi lại đến những vùng như vậy, cũng nên tiêm vắc-xin phòng ngừa.
Sau khi bị phơi nhiễm, nhất định phải đi tiêm phòng vắc-xin. Đó là cách duy nhất để bệnh nhân có thể sống sót nếu bị nhiễm vi-rút dại. Các trường hợp phơi nhiễm là:
- Khi động vật cắn và vết cắn gây xước da và có chảy máu
- Nếu màng nhầy vùng da tiếp xúc với nước bọt của động vật nghi là bị dại. Ví dụ như là vùng niêm mạc bên trong miệng và mũi con người.
- Khi con vật đã cắn người bị chết, biến mất trong thời gian theo dõi, hoặc có biếu hiện bất thường. Hoặc khi xét nghiệm bệnh dại ở động vật ra kết quả dương tính.
Nếu bị chó cắn nhưng con chó đã được tiêm phòng dại đúng cách và hiệu quả của vắc-xin đã được kiểm nghiệm thì không cần tiêm phòng dại.
Lịch tiêm vắc-xin phòng dại như thế nào?
Đối với người chưa phơi nhiễm: gồm ba liều
- Liều 1: khi cần thiết
- Liều 2: bảy ngày sau liều 1
- Liều 3: 21 hoặc 28 ngày sau liều 1
Đối với người đã bị phơi nhiễm: gồm bốn liều
- Liều 1: ngay lập tức
- Liều 2, 3, và 4: trong ngày thứ 3, 7, và 14, khi tính liều 1 là ngày thứ nhất
Xem thêm:
- Những người bị chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
- Triệu chứng ban đầu của bệnh dại
- Tiêm phòng bệnh dại cần phải kiêng gì? Có phải kiêng rượu bia, thuốc lá không?