Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu từ tháng thứ mấy?

Uốn ván là một bệnh cực kì nguy hiểm với tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh rất cao, lên đến từ 25 – 90%. Đặc biệt là đối với uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong là trên 95%. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một việc làm cần thiết và nên được quan tâm một cách đúng mức để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình sinh nở.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu từ tháng thứ mấy? Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu từ tháng thứ mấy?

Uốn ván là một bệnh cực kì nguy hiểm với tỷ lệ tử vong khi mắc bệnh rất cao, lên đến từ 25 – 90%. Đặc biệt là đối với uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong là trên 95%. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một việc làm cần thiết và nên được quan tâm một cách đúng mức để tránh hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình sinh nở.

1. Vắc xin phòng bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani tiết một loại độc tố thần kinh mạnh gây ra, là một căn bệnh rất nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Uốn ván cho bà bầu và trẻ sơ sinh chủ yếu được gây ra do nhiễm vi trùng uốn ván trong lúc đẻ, vi trùng đi vào theo đường sinh dục, gây uốn ván tử cung của người mẹ. Còn với con, vi trùng đi vào qua nơi cắt và buộc ở dây rốn nên gọi là uốn ván rốn sơ sinh.

Hiện nay, với hầu hết phụ nữ mang thai, hầu hết chưa từng được tiêm vắc-xin phòng chống uốn ván, do đó cũng không có sự miễn dịch với bệnh. Ngoài ra, điều kiện vô trùng trong đỡ đẻ tại các cơ sở y tế hiện nay vẫn còn yếu kém, có nhiều khi dụng cụ đỡ đẻ không được luộc sôi đủ 20 phút, mầm bệnh uốn ván vẫn còn cũng là những nguyên nhân dẫn tới bệnh uốn ván.

Vì thế, những người phụ nữ khi đang ở độ tuổi sinh đẻ, chưa từng được tạo miễn dịch uốn ván cần phải được tiêm chủng để bảo vệ chính mình và cả trẻ sơ sinh.
vicare.vn-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-tu-thang-thu-may-body-1

Ảnh minh họa.

2. Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu từ tháng thứ mấy?

Việc tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai có đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa một số bệnh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả bà mẹ và thai nhi. Có một số loại vắc- xin tiêm phòng uốn ván có thể sử dụng an toàn trong khi mang thai vì được làm từ vi sinh vật đã chết. Thông thường, các loại vắc-xin này có thể được tiêm trong quý thứ 2 hoặc thứ 3 của thai kỳ.

Với vắc xin phòng uốn ván nếu như thai phụ chưa được tiêm phòng uốn ván thì phải tiêm 2 mũi uốn ván, với nguyên tắc là tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và trước ngày dự sinh ít nhất 15 ngày. Thời gian thích hợp để tiêm mũi đầu là vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 và mũi thứ hai sau đó 1 tháng. Nếu như thai phụ đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc là mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì cần tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

3. Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cụ thể như thế nào?

Dưới đây là quy định tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cụ thể nhất mà mẹ có thể tham khảo:

  • Đối với thai phụ chưa tiêm lần nào thì được tiêm vào tháng thứ 4 và cách đó 1 tháng là thời gian tiêm mũi tiêm thứ 2.

  • Nếu thai phụ đã được tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi hoặc là mới chỉ tiêm 1 mũi trước đây thì hẹn tiêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

  • Nếu như thai phụ khi còn nhỏ đã được tiêm chủng mở rộng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5.

  • Trường hợp thai phụ đã được tiêm phòng từ 3-4 mũi uốn ván trước đó, lần tiêm cuối cùng đã trên 1 năm thì nên tiêm thêm 1 mũi nhắc lại.

  • Với những thai phụ đã được tiêm đến 5 mũi uốn ván, thì không cần tiêm bổ sung, vì với 5 mũi khả năng bảo vệ đã lên trên 95%. Nhưng nếu mũi thứ 5 đã trên 10 năm thì vẫn nên tiêm nhắc lại.
vicare.vn-tiem-phong-uon-van-cho-ba-bau-tu-thang-thu-may-body-2

Ảnh minh họa.

4. Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

  • Vắc-xin phòng uốn ván phải được bảo quản lạnh, thuốc tiêm bắp thịt mỗi liều 0, 5 ml. Các bà bầu nên nhớ, dù là đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm nên cần tiêm nhắc lại.

  • Việc tiêm phòng uốn ván được thực hiện rộng rãi tại các cơ sở y tế thực hiện công tác tiêm chủng như: trạm y tế phường, các trung tâm y tế dự phòng hoặc các bệnh viện sản. Nhưng tốt nhất là bạn nên tiêm phòng tại trạm y tế phường nơi bạn đang cư trú vì ở đó bác sĩ có thể quản lý mũi tiêm của phụ nữ có thai cũng như là quá trình tiêm chủng cho con bạn sau khi sinh.

  • Phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nên tiêm uốn ván trước khi mang bầu. Khi mang đa thai hay là có nguy cơ sinh non thì mẹ nên nhớ tiêm vắc-xin phòng uốn ván sớm hơn. Đồng thời, hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho bé.

Trên đây là một số thông tin về tiêm phòng uốn ván cho bà bầu, lịch tiêm phòng cụ thể và một số lưu ý cho mẹ khi đi tiêm phòng. Hi vọng với những thông tin hữu ích mà HoiBenh vừa cung cấp bạn đọc đã hiểu hơn về loại tiêm chủng này từ đó chủ động hơn trong vấn đề tiêm chủng của mình.