Tiêm phòng dại khi mang thai hoặc trong thời gian cho con bú được không?

Người tiêm vắc xin cũng cần phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt để vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất. Nhiều người thắc mắc: tiêm phòng dại khi mang thai hoặc trong thời gian cho con bú được không? Liệu tiêm vắc xin phòng dại có ảnh hưởng đến thai nhi và em bé hay không? Cùng theo dõi bài viết sau đây.

Tiêm phòng dại khi mang thai hoặc trong thời gian cho con bú được không? Tiêm phòng dại khi mang thai hoặc trong thời gian cho con bú được không?

Vắc xin phòng dại là phương pháp phòng ngừa bệnh dại duy nhất hiện nay khi bị động vật cắn.

Bệnh dại là gì?

Bệnh dại là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất trong những căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, phát sinh từ rabies virus. Đây là nhóm virus chủng Lyssavirus thuộc họ Rhabdoviridae.

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh nhân dại thường là do bị động vật nhiễm virus dại cắn, hoăc để vết thương hở tiếp xúc với nước dãi, nước bọt của động vật nhiễm bệnh. Sau khi bị các con vật này cắn, nước bọt của chúng có chứa sẵn virus dại xâm nhập vào trong cơ thể người. Các loài động vật khác sau khi bị chúng cắn cũng có thể lây nhiễm bệnh.

Trong một số trường hợp, con người nhiễm bệnh do virus tiếp xúc ở vùng niêm mạc mắt và miệng hoặc hít phải không khí có chứa virus, thường là những nơi có nhiều động vật mắc bệnh dại ẩn náu, chẳng hạn như hang dơi, hang chồn,.... Động vật nuôi trong nhà bị dại thường gặp nhất là chó và mèo. Đây cũng là loài động vật con người tiếp xúc thường xuyên nhất nên cần đặc biệt lưu ý.

Một khi đã phát bệnh dại, tỷ lệ tử vong là 100% và không thể chữa khỏi được bằng bất cứ phương pháp nào. Hiện nay, phương pháp duy nhất để ngăn ngừa bệnh dại đó chính là tiêm vắc xin phòng ngừa. Vậy Phụ nữ mang thai và cho con bú có tiêm phòng dại được hay không?

Phụ nữ mang thai và cho con bú có tiêm phòng dại được hay không?

vicare.vn-tiem-phong-dai-khi-mang-thai-hoac-trong-thoi-gian-cho-con-bu-duoc-khong-body-1
Phụ nữ có thai và cho con bú có thể tiêm phòng dại

Các loại vắc xin thế hệ mới ngày nay được sản xuất bằng công nghệ nuôi cấy tế bào, tiêu biểu là vắc xin Verorab, được chứng minh an toàn tuyệt đối và có khả năng miễn dịch cao sau khi tiêm đủ liều. Hiện nay cũng chưa có nghiên cứu nào chứng minh vắc xin tiêm phòng dại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai và cho con bú nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm tiêm phòng dại.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, các loại vắc xin như vắc xin phòng bệnh dại được chia thành những chủng vắc xin có thể tiêm ngừa trong những trường hợp cấp bách và bắt buộc. Nếu phụ nữ mang thai và cho con bú chẳng may bị chó, mèo dại hoặc nghi ngờ chó, mèo bị bệnh dại, thì mẹ nên nhanh chóng tiêm phòng vắc xin trước khi phát bệnh.

Vắc xin phòng bệnh dại được chứng minh là không gây nguy hại đến sự phát triển của thai nhi cũng như sự phát triển của em bé. Vắc xin không phải là nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh và khiến trẻ bị sinh thiếu tháng. Nếu mẹ vẫn còn lo lắng, khi bị chó, mèo dại cắn, bạn có thể đến các phòng khám chuyên khoa để được tư vấn bởi các bác sĩ có chuyên môn, đồng thời khám thai và khám sức khỏe cho trẻ định kỳ để chắc chắn trẻ phát triển khỏe mạnh và bình thường.

Khi nào phụ nữ có thai và cho con bú nên tiêm phòng bệnh dại?

vicare.vn-tiem-phong-dai-khi-mang-thai-hoac-trong-thoi-gian-cho-con-bu-duoc-khong-body-2
Theo dõi con vật đã cắn mình trong vòng 10 ngày

Ngay khi vừa bị chó, mèo cắn, phụ nữ mang thai và cho con bú cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên cố gắng nặn máu. Bạn nên rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy bằng xà phòng trong 15 phút. Sau đó dùng cồn 70 độ hoặc Povidone-Iodine hoặc cồn i - ốt.
  • Nên tiêm vắc xin phòng dại để hình thành kháng thể bảo vệ ngay cả đối với những vết thương nhẹ.
  • Theo dõi con vật đã cắn mình trong vòng 10 ngày. Nếu chúng không có biểu hiện của bệnh dại như đổi tính, ốm, bỏ đi mất hoặc chết sau 10 ngày thì tức là con vật đó không bị bệnh dại, các mẹ cũng không cần phải tiếp tục tiêm vắc xin nữa.
  • Trong trường hợp thấy con vật có những biểu hiện lạ nghi ngờ mắc dại, mẹ nên ngay lập tức đến các cơ sở y tế để được tiêm phòng dại kịp thời.
  • Nếu sau khi tiêm vắc xin, mẹ gặp phải những biểu hiện bất thường như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu,... thì bạn cần phải thông báo ngay cho các bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Xem thêm:

  • Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic
  • Lời khuyên dinh dưỡng khỏe mạnh cho phụ nữ mang thai
  • Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vắc xin cúm?