Tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không?
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Nhiều người thường băn khoăn không biết khi nào thì phải tiêm phòng dại, tiêm phòng dại có tác dụng phụ gì không, liệu tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không, khi tiêm phòng cần lưu ý những gì. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến việc tiêm phòng dại trên.
Tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không?
Bệnh dại là bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Nhiều người thường băn khoăn không biết khi nào thì phải tiêm phòng dại, tiêm phòng dại có tác dụng phụ gì không, liệu tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không, khi tiêm phòng cần lưu ý những gì. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến việc tiêm phòng dại trên.
Khi nào thì cần tiêm phòng dại
Trước khi tìm hiểu xem tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không thì chúng ta cần nắm được khi nào thì phải tiêm phòng dại.
Khi bạn bị chó hay mèo nghi dại cắn hoặc bạn tiếp xúc với chó mèo nghi dại cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Đầu tiên, bạn phải xử lý tại chỗ vết thương chó hay mèo cắn, rồi sau đó phải đến các điểm tiêm phòng dại để các thầy thuốc chuyên khoa có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp.
Những trường hợp người bị chó mèo cắn phải đi tiêm phòng dại ngay bao gồm:
- Cần tiêm phòng dại khi con vật lên cơn dại hoặc nghi dại.
- Cần tiêm phòng dại nếu có vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục... dù vết cắn nhẹ.
- Cần tiêm phòng dại khi có nhiều vết cắn sâu nguy hiểm .
- Cần tiêm phòng dại khi không theo dõi được con vật.
- Cần tiêm phòng dại khi nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó đã từng có súc vật bị dại.
Tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không?
Khi tiêm phòng dại liệu tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không là câu hỏi của nhiều bạn. Để biết liệu tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không thì các bạn cần nắm được lịch tiêm vắc xin phòng dại cho từng đối tượng xem mình thuộc đối tượng nào trong các đối tượng sau:
- Đối với trường hợp dự phòng trước phơi nhiễm dại thì bạn tiêm theo lịch tiêm gồm 3 mũi vào các ngày 0, 7, 21, trong đó ngày 0 chính là ngày đầu tiên.
- Còn với dự phòng sau phơi nhiễm thì bạn tiêm theo lịch tiêm của vắc xin phòng dại tiêm 5 mũi vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28.
- Bạn có thể ngừng tiêm vắc xin phòng dại nếu như chó hoặc mèo bị nghi ngờ bệnh dại mà vẫn còn sống sau 10 ngày theo dõi hoặc khi kết quả kiểm tra mô cho thấy chúng không bị dại.
Các tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin phòng dại
Một vấn đề mà nhiều bạn quan tâm bên cạnh thắc mắc tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không là khi tiêm vắc xin phòng dại thì có thể gặp phải các tác dụng phụ gì. Khi tiêm vắc xin phòng bệnh dại, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:
- Các phản ứng nhẹ tại chỗ tiêm như đau, bị quầng đỏ, sưng hay ngứa cũng như có nốt cứng tại chỗ tiêm.
- Các phản ứng toàn thân sau khi tiêm vắc xin phòng dại bạn có thể gặp phải là sốt vừa, run rẩy, ngất, suy nhược, đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau cơ hay rối loạn dạ dày ruột.
- Ngoài ra, cá biệt một số trường hợp tiêm vắc xin có thể gặp phản ứng kiểu sốc phản vệ, mày đay hay ban đỏ.
- Các tác dụng phụ có thể gặp ở những trẻ sinh non có thể xuất hiện trong 2 -3 ngày sau khi tiêm phòng khi trẻ có thể bị cơn ngưng thở tạm thời.
Khi bạn gặp phải các tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin thì bạn cần thông báo ngay với bác sĩ.
Cần lưu ý gì khi tiêm phòng dại?
Ngoài việc nắm được khi nào cần tiêm phòng dại, tiêm phòng dại có thể gây ra những tác dụng phụ nào và tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không? thì bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau khi tiêm vắc xin phòng dại.
- Bạn phải tiêm vắc xin phòng dại sớm ngay sau khi bị cắn hoặc tiếp xúc với con vật bị dại hay nghi dại.
- Bạn phải tiêm đủ số mũi vắc xin phòng dại với đúng khoảng cách giữa các mũi tiêm theo chỉ định của bác sĩ đối với từng loại vaccin dại cũng như phác đồ tiêm.
- Bạn phải tiêm vắc xin phòng dại với đúng liều lượng và đúng kỹ thuật cũng như vaccin phải được bảo quản ở nhiệt độ 40-80 độ C.
- Bạn không nên làm việc quá sức, không uống rượu và dùng các chất kích thích trong thời gian tiêm phòng.
- Bạn tuyệt đối không được dùng các thuốc có dạng corticoid và ACTH hay các thuốc làm giảm miễn dịch cả trong cũng như sau khi tiêm phòng dại trong suốt 6 tháng.
Bệnh dại rất nguy hiểm do đó bạn nên tiêm phòng dại trước, còn khi bị chó mèo nghi dại cắn thì nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và tư vấn liệu bạn tiêm phòng 3 mũi có kháng dại được không cũng như tuân thủ phác đồ bác sĩ đưa ra.
Xem thêm:
- Chó dại cắn bao lâu thì phát bệnh và cách phòng chống bệnh dại
- Bệnh dại có chữa được không và cách xử lý khi nhiễm bệnh dại?
- Triệu chứng ban đầu của bệnh dại