Thuốc tránh thai dạng tiêm có an toàn không?

Thuốc tránh thai dạng tiêm có an toàn không? Đây là băn khoăn của rất nhiều chị em đang có nhu cầu tránh thai bằng phương pháp này. Sau đây Vicare sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề này.

Thuốc tránh thai dạng tiêm có an toàn không? Thuốc tránh thai dạng tiêm có an toàn không?

Thuốc tránh thai dạng tiêm có an toàn không? Đây là băn khoăn của rất nhiều chị em đang có nhu cầu tránh thai bằng phương pháp này. Sau đây HoiBenh sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết vấn đề này.

Tiêm thuốc tránh thai là như thế nào?

Thuốc tránh thai dạng tiêm là thuốc tổng hợp tương tự như Progesterone – loại nội tiết tố bình thường được tiết ra trong cơ thể người phụ nữ, được sản xuất ra từ buồng trứng trong mỗi chu kì kinh nguyệt. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào cơ mông hoặc tiêm dưới da vùng bụng hoặc mặt trước đùi.

Có ba loại thuốc tiêm tránh thai chủ yếu là:

  • Depo-Provera: Hiệu quả tránh thai trong 13 tuần
  • Noristerat: Hiệu quả tránh thai trong 8 tuần
  • Sayana Press: Hiệu quả tránh thai trong 13 tuần

Tiêm thuốc tránh thai dạng tiêm là biện pháp tránh thai được nhiều chị em tìm đến. Vì có những ưu điểm vượt trội:

  • Hiệu quả tránh thai hơn 99%, có tác dụng ngay khi bạn tiêm trong 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tiêm ngày khác, thuốc sẽ có tác dụng sau 7 ngày.
  • Sử dụng thuốc không làm gián đoạn, ảnh hưởng khi quan hệ tình dục như bao cao su
  • Không cần phải nhớ uống thuốc mỗi ngày trước khi quan hệ
  • Hiệu quả tránh thai trong thời gian dài nếu tiêm thuốc đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Tuy nhiên thuốc sẽ không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nếu muốn mang thai trở lại phải đợi ít nhất 1 năm.

vicare.vn-thuoc-tranh-thai-dang-tiem-co-toan-khong-body-1
Depo-Provera: Hiệu quả tránh thai trong 13 tuần

Ai có thể tiêm thuốc tránh thai?

Hầu hết phụ nữ đều có thể tiêm thuốc tránh thai. Nhưng có một số đối tượng đặc biệt không nên tiêm thuốc tránh thai là:

  • Chị em có dự định mang thai trong 1 năm
  • Người không muốn thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Phụ nữ đã từng bị ung thư vú trong 5 năm gần đây
  • Bị xuất huyết âm đạo mà chưa rõ nguyên nhân
  • Phụ nữ bị bệnh mạch máu, tim mạch hoặc đột quỵ
  • Đái tháo đường có biến chứng
  • Bệnh gan
  • Nguy cơ loãng xương
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Chị em bị thiếu máu, trầm cảm, đau đầu.

Thuốc tránh thai dạng tiêm có an toàn không?

vicare.vn-thuoc-tranh-thai-dang-tiem-co-toan-khong-body-2
Thuốc tránh thai dạng tiêm có thể gây một số tác dụng phụ

Bất cứ phương pháp tránh thai nào cũng có những ưu nhược điểm. Vậy thuốc tránh thai dạng tiêm có an toàn không?

Việc tiêm thuốc tránh thai để ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn, an toàn cho phụ nữ. Nhưng biện pháp tránh thai này sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn là:

  • Thuốc tránh thai dạng tiêm chỉ chứa Progestin nên lượng Progestin vào cơ thể sẽ cao hơn Estrogen so với mức bình thường. Chính vì thế, niêm mạc tử cung không phát triển dày hơn và bị bong ra, chảy máu như trong chu kỳ kinh nguyệt. Có đến 60% phụ nữ gặp hiện tượng này khi tiêm thuốc tránh thai.
  • Khi sử dụng phương pháp tránh thai này phụ nữ có thể bị rong kinh, rong huyết hoặc băng kinh. Hiện tượng rong kinh sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 – 8 ngày, lượng máu ra ra ngoài bằng hoặc nhiều hơn so với mức bình thường (50 – 80 ml). Tình trạng này sẽ xảy ra khi tiêm mũi đầu tiên, sau đó sẽ dần ổn định.
  • Tiêm thuốc tránh thai sẽ làm phụ nữ tăng cân nhanh, thông thường sẽ tăng 5% trong vòng 6 tháng, có thể tiếp tục kéo dài. Theo khảo sát cho thấy có tới 25% chị em phụ nữ tăng 10 kg sau 3 năm áp dụng tiêm thuốc tránh thai.
  • Thực hiện tiêm thuốc tránh thai có thể làm giảm độ kết dính của xương. Vì thế chị em sẽ bị loãng xương sớm. Hiện tượng này sẽ xảy ra trầm trọng hơn khi bạn tiêm thuốc tránh thai kéo dài quá 2 năm.
  • Tiêm thuốc tránh thai chị em sẽ có thể thay đổi tâm trạng giống như khi đang mang thai với biểu hiện buồn, giận, chán nản, cơ thể mệt mỏi trong một thời gian ngắn. Ngoài ra còn có triệu chứng đau nhức đầu, cương vú, đau bụng dưới, buồn nôn. Sau khi cơ thể quen với sự có mặt của thuốc tiêm tránh thai, hiện tượng này sẽ chấm dứt.

Lưu ý

  • Khi tiêm thuốc tránh thai, chị em thấy ra máu nhiều kéo dài hơn 1 tuần, máu ra quá nhiều, máu có màu sắc bất thường thì cần đến bác sĩ tư vấn càng sớm, càng tốt.
  • Không nên sử dụng thuốc tiêm tránh thai quá 2 năm, dễ gây loãng xương, khó khăn khi muốn có con trở lại.
  • Trước khi tiêm thuốc tránh thai hãy nói rõ để bác sĩ biết về tình trạng sức khỏe, tiểu sử bệnh và những loại thuốc bạn đang dùng.

Những thông tin trên đã giải đáp băn khoăn thuốc tránh thai dạng tiêm có an toàn không của đa phần phụ nữ. Chị em hãy tìm hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng biện pháp tránh thai an toàn để áp dụng cho bản thân.

Xem thêm:

  • Có thể nối lại ống dẫn trứng sau 14 năm thắt ống dẫn trứng không?
  • Thắt ống dẫn trứng: Tránh thai hiệu quả nhưng cần cân nhắc
  • Tắc ống dẫn trứng có nguy hiểm không?