Thuốc paracetamol: Dùng sai một li đi cả mạng người
Paracetamol là thành phần thông dụng trong nhiều loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Thuốc Paracetamol là loại tân dược phổ biến có thể dễ dàng mua ở mọi hiệu thuốc. Gần đây, dư luận bàng hoàng trước thông tin một bệnh nhân sinh năm 1995 ở Sơn La đã tử vong sau khi uống 19 viên paracetamol 500mg để hạ sốt trong 2 ngày.
Thuốc paracetamol: Dùng sai một li đi cả mạng người
Paracetamol là thành phần thông dụng trong nhiều loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Thuốc Paracetamol là loại tân dược phổ biến có thể dễ dàng mua ở mọi hiệu thuốc.
Gần đây, dư luận bàng hoàng trước thông tin một bệnh nhân sinh năm 1995 ở Sơn La đã tử vong sau khi uống 19 viên paracetamol 500mg để hạ sốt trong 2 ngày. Ngày 6/9, bệnh nhân nhập viện Bệnh viện Bạch Mai, trong tình trạng hôn mê, suy gan, viêm gan, mặc dù đã được các y bác sĩ điều trị tích cực nhưng bệnh nhân đã qua đời vào ngày 12/9.
Thuốc paracetamol mà bệnh nhân uống là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt rất phổ biến. Điều nguy hiểm là loại thuốc này có thể mua dễ dàng mua ở bất cứ tiệm thuốc nào mà không cần đơn của bác sĩ. Nhiều người sử dụng thuốc này hoàn toàn dựa vào thói quen mà không tuân thủ hay có bất cứ sự chỉ dẫn nào của bác sĩ. Do đó, nguy cơ ngộ độc hoặc thậm chí tử vong do loại thuốc là rất cao nếu dùng sai cách.
Dù chưa có con số thống kê chính xác, nhưng đã có nhiều trường hợp ngộ độc gan, suy gan, thậm chí là tử vong do dùng paracetamol. Những trường hợp này chủ yếu là do bệnh nhân tự ý sử dụng mà không lường được tác hại của thuốc có thể mang lại.
Gây ngộ độc gan
Khi vào cơ thể, paracetamol sẽ đi vào máu và chuyển hóa ở gan. Trong quá trình chuyển hóa đó, nó sản sinh ra nhiều chất, trong đó có chất gây bất lợi cho gan (là N-acetylbenzoquinonimin). Khi uống paracetamol, gan phải huy động chất glutathion đến để trung hòa thuốc này. Tuy nhiên khi dùng quá liều, gan không thể huy động đủ lượng glutathion để trung hòa lượng thuốc, chất N-acetylbenzoquinonimin có hại cho gan sẽ tăng vượt ngưỡng chịu đựng và gây ngộ độc... Đó là lý do khi dùng paracetamol liều cao hoặc khi chức năng gan suy giảm thì có thể dẫn đến nhiễm độc gan, hoại tử tế bào gan.
Ảnh hưởng đến hệ thần kinh, có thể gây tử vong
Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Toronto (Canada) và Trường đại học British Columbia (Mỹ) đã chỉ ra rằng paracetamol có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Cụ thể là thuốc ức chế khả năng hoạt động hệ thần kinh, có thể cản trở khả năng nhanh nhạy của bộ não.
Uống dài ngày liều cao thuốc paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị nhiễm độc paracetamol do dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol hoặc do uống thuốc dài ngày.
Khi bị ngộ độc thuốc paracetamol nặng, ban đầu có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Người bệnh thường hôn mê trước khi tử vong đột ngột hoặc sau vài ngày hôn mê.
Khi dùng thuốc paracetamol quá liều (người lớn 6-10g/24 giờ), gan không đủ lượng glutathion để giải độc. Chất -N-acetylbenzoquinonimin tích lại sẽ phân hủy tế bào gan, dẫn đến hoại tử không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê rồi tử vong.
Những đối tượng không nên dùng paracetamol
Thuốc paracetamol trên thị trường chứa sulfit có thể gây phản ứng kiểu dị ứng, gồm cả phản vệ và những cơn hen đe dọa tính mạng hoặc ít nghiêm trọng hơn ở một số người quá mẫn cảm. Sự quá mẫn cảm như vậy có vẻ thường gặp ở người bệnh hen nhiều hơn ở người không hen.
Đối với những người bị bệnh thiếu máu cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc paracetamol vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ. Những người uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan nếu dùng paracetamol.
Đối với phụ nữ mang thai, nếu dùng quá liều paracetamol có thể gây độc cho thai nhi vì thuốc này dễ dàng truyền qua rau thai. Một nghiên cứu cũng cho biết rằng nếu phụ nữ thường xuyên phải sử dụng thuốc paracetamol thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn.
Nếu sử dụng paracetamol lâu dài, đặc biệt đối với người cao tuổi, thuốc có thể gây mệt mỏi. Do thuốc làm mất đi phân tử hemoglobin trong tế bào hồng cầu, phân tử này có nhiệm vụ mang oxy tới các tế bào khác trong cơ thể, do vậy khi thiếu nó, cơ thể trở nên mệt mỏi.
Đối với những người khi đang dùng thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.
Cần hết sức lưu ý trong trường hợp, không đau, không sốt trên 38,5 độ C, không dùng thuốc có paracetamol. Khi dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, cần kiểm tra công thức thuốc, tránh trùng lặp thuốc có paracetamol (sẽ sinh quá liều).
Trong thời gian dùng thuốc chứa paracetamol: không uống nước có ethanol (bia, vang, rượu, rượu thuốc...). Không uống thuốc có chứa barbiturat (như phenobarbital...) isoniazit, carbamazepin, phenyltoin.
Tốt nhất, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần thiết.
Theo Kiến thức
Xem thêm:
- Cách dùng thuốc paracetamol 500mg
- Ngày “đèn đỏ” uống Paracetamol không làm ảnh hưởng đến sinh sản?