Thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc nên dùng loại nào?

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Tùy vào tình trạng viêm kết mạc bác sĩ sẽ chỉ định từng sản phẩm riêng biệt. Vậy thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dùng loại nào tốt?

Thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc nên dùng loại nào? Thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc nên dùng loại nào?

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Tùy vào tình trạng viêm kết mạc bác sĩ sẽ chỉ định từng sản phẩm riêng biệt. Vậy thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc dùng loại nào tốt?

Viêm kết mạc là gì?

Kết mạc là phần màng niêm mạc bao phủ phía trước của mắt và phía bên trong của mi mắt.

Viêm kết mac là một trong những bệnh nhãn khoa phổ biến, thường gây ra cảm giác khó chịu ở vùng mắt. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, tầm nhìn của người bệnh.

Nguyên nhân gây viêm kết mạc chủ yếu là:

  • Do các loại vi khuẩn tấn công trong điều kiện bạn vệ sinh vùng mắt kém
  • Do nhiễm virus với các chủng virus là Adenovirus, Enterovirus.
  • Do dị ứng với các dị nguyên như phấn hoa, bụi, phấn trang điểm
  • Do kích ứng với các loại hóa chất như chlorine trong bể bơi, khói thuốc lá, dầu gội đầu.

Bệnh viêm kết mạc do nhiễm khuẩn, nhiễm virus gây ra nên có thể lây lan rất nhanh từ người này sang người khác. Khi bị viêm kết mạc bạn sẽ thấy những biểu hiện sau:

  • Kết mạc đỏ
  • Xuất hiện dỉ mắt dính chặt hai mi mắt với nhau sau khi ngủ dậy
  • Mắt rất nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nước mắt nhiều.
  • Ngứa mắt, xốn mắt.
  • Mắt mờ, hạn chế tầm nhìn.
vicare.vn-thuoc-nho-mat-viem-ket-mac-nen-dung-loai-nao-body-1

Khi nào cần dùng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc?

Việc dùng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc là rất cần thiết. Bởi để lâu ngày bệnh lây lan nhanh, sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh và dễ biến chứng thành nhiều căn bệnh khác. Cụ thể là:

  • Tổn thương giác mạc: Triệu chứng điển hình là đau nhức mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt, rất khó mở mắt. Nguyên nhân là do bụi mắt hay những vật thể lạ bay vào mắt. Nếu gặp hiện tượng này, bạn cần rửa mắt bằng nước sạch, không dụi mắt hoặc dùng các vật để lấy bụi, vật thể lạ ra khỏi mắt. Làm như vậy dễ bị loét giác mạc, nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm giác mạc, làm giảm thị lực hoặc mất thị lực.
  • Viêm mống mắt thể mi hoặc màng bồ đào trước: Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh nhân sẽ xuất hiện đỏ một mắt, thị lực có thể giảm 1-2 ngày đầu tiên. Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây mất thị lực.
  • Viêm thượng củng mạc hoặc viêm củng mạc: Bạn sẽ thấy hiện tượng đau nhức mắt, đỏ mắt khu trú ở phần lòng trắng của mắt. Bệnh nhân cần phải được theo dõi chặt chẽ, điều trị để phòng các biến chứng gây mất thị lực.
  • Bệnh glocom: Lúc này các triệu chứng đau nhức mặt dữ dội, nhờn mờ mắt, đỏ mắt biểu hiện glocom góc đóng cấp tính. Cùng với đó là đau nửa đầu, giảm thị lực trầm trọng.
  • Chấn thương mắt: Chấn thương mắt thường gặp như bỏng mắt do các loại hóa chất được sử dụng trong sinh hoạt, phòng thí nghiệm, do vật sắc nhọn tác động. Bệnh nhân sẽ bị đau nhức mắt nhiều, mắt mờ và đỏ. Tổn thương có thể gặp như viêm kết – giác mạc với nhiều mức độ khác nhau như rách kết mạc, rách giác mạc – củng mạc, lệch thủy tinh thể, xuất hiện nội nhãn, bong võng mạc. Thị lực cực kém hoặc mất thị lực.

Thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc nên dùng loại nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, thuốc được sử dụng trong điều trị viêm kết mạc bao gồm thuốc viên, thuốc nhỏ mắt, thuốc tiêm tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra các loại thuốc phù hợp để điều trị. Tuy nhiên thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc được sử dụng trong nhiều trường hợp. Vậy thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc nên dùng loại nào?

Bệnh nhân sử dụng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc cần phải tuân thủ theo sự chỉ định chặt chẽ của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến mắt. Các loại thuốc bác sĩ có thể chỉ định:

  • Thuốc kháng sinh: Đây là loại thuốc điều trị viêm kết mạc do nhiễm khuẩn. Thành phần của thuốc kháng sinh phổ rộng để điều trị viêm kết mạc là thường được sử dụng để điều trị viêm kết mạc do nhiễm khuẩn. Trong thành cloramphenicol, neomycin, tobramycin, offloxacin, sulfocetamid, polymycin B...Tuy nhiên thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh không được sử dụng quá một tuần.
  • Thuốc kháng viêm: Thuốc kháng viêm trị viêm kết mạc được dùng để làm giảm triệu chứng sưng, đỏ mắt do viêm kết mạc. Thành phần có trong thuốc là các corticosteroid như Dexamethason, fluoromethason, prednisolon... hoặc các chất kháng viêm non-steroid (NSAID) như: Diclophenac, Indomethacin...Nhưng nếu sử dụng trong một thời gian dài, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như viêm loét dạ dày - tá tràng, cao huyết áp...Thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc có chứa corticosteroid gây ra biến chứng như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc được sử dụng để điều trị viêm kết mạc do dị ứng. Thành phần của thuốc là các kháng histamine H1 như chlorpheniramin, antazoline, diphenhydramin... Nhóm người bị tăng nhãn áp hoặc viêm tiền liệt tuyến cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc kháng histamine H1.
  • Thuốc nhỏ mắt kháng kích ứng: Đây là loại thuốc nhỏ mắt mà thành phần là các chất bôi trơn, nước mắt nhân tạo như Glycerin, Polyvidon, Polyvinyl alcohol...Thuốc này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt. Các thành phần chất co mạch cục bộ naphazoline,tetrahydrozoline, chống sung huyết mắt do kích ứng.
  • Thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc kết hợp: Thuốc này trong thành phần là sự kết hợp hai hay nhiều nhóm thuốc khác nhau như kháng sinh, kháng viêm corticosteroid...để tăng hiệu quả điều trị viêm kết mạc.

Việc bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc nào sẽ phụ thuộc vào tình trạng, biểu hiện bệnh.

vicare.vn-thuoc-nho-mat-viem-ket-mac-nen-dung-loai-nao-body-2

Phòng ngừa viêm kết mạc như thế nào?

Đi đôi với việc dùng thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc thì bệnh nhân cần phải thực hiện các biện pháp để phòng ngừa bệnh:

  • Cần giữ vệ sinh môi trường sống, không khói bụi, vệ sinh mắt thật tốt
  • Hãy rửa tay thường xuyên với xà phòng đặc biệt ngay sau khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Nên sử dụng riêng khăn, chậu rửa mặt để tránh viêm kết mạc lây lan từ người này sang người khác.
  • Tuyệt đối tránh chạm vào mắt không bị nhiễm sau khi đã chạm vào mắt bị nhiễm
  • Khi ra đường cần phải đeo kính chống bụi, dùng nước muối sinh lý để rửa mắt, rửa tay xà phòng thường xuyên.
  • Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt viêm kết mạc hoặc dùng thuốc của người khác. Không áp dụng các phương pháp trị viêm kết mạc dân gian, chưa có cơ sở khoa học.

Xem thêm:

  • Điều trị viêm kết mạc cho trẻ
  • Bé bị viêm kết mạc nên kiêng gì?
  • Viêm kết mạc có nguy hiểm không?