Thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng nên dùng loại nào?

Với những biểu hiện như sưng, đỏ, ngứa hay đau mắt... viêm kết mạc dị ứng thường khiến người mắc bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và ngay lập tức đi tìm cách thức điều trị hiệu quả. Vậy bạn đã biết đâu là thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng tốt nhất hiện nay hay chưa?

Thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng nên dùng loại nào? Thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng nên dùng loại nào?

Với những biểu hiện như sưng, đỏ, ngứa hay đau mắt... viêm kết mạc dị ứng thường khiến người mắc bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và ngay lập tức đi tìm cách thức điều trị hiệu quả. Vậy bạn đã biết đâu là thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng tốt nhất hiện nay hay chưa?

1. Viêm kết mạc dị ứng là gì?

Kết mạc vốn là một lớp màng siêu mỏng, không màu mang nhiệm vụ bao bọc quanh nhãn cầu và được bảo vệ bởi hàng mi mắt. Do ảnh hưởng của một tác nhân nào đó đến từ môi trường xung quanh, lớp màng này có thể bị kích ứng, dẫn đến hiện tượng mắt bị đỏ, ngứa, sưng, thường xuyên chảy nước mắt... Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu nói trên, rất có thể bạn đã mắc chứng viêm kết mạc dị ứng.

2. Nguyên nhân của viêm kết mạc dị ứng là gì?

Trước khi tìm hiểu thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng, các bạn nên tìm hiểu nguyên nhân của chứng bệnh này, giúp ngăn ngừa bệnh sao cho hiệu quả.

Như cái tên của bệnh, viêm kết mạc dị ứng có điểm giống với các bệnh dị ứng khác là xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng nào đó. Thông thường, một số tác nhân gây dị ứng có thể kể đến gồm có: phấn hoa, khói bụi, nguồn nước ô nhiễm, lông động vật như chó hay mèo, mùi hương tổng hợp, các loại hóa chất tẩy rửa, nấm mốc...

3. Dấu hiệu của viêm kết mạc dị ứng

vicare.vn-thuoc-nho-mat-tri-viem-ket-mac-di-ung-nen-dung-loai-nao-body-2

Viêm kết mạc dị ứng được chia thành hai thể cơ bản gồm mạn tính và cấp tính. Ở thể mạn tính, bệnh có thể xuất hiện quanh năm khi bạn tiếp xúc với các nhân tố gây dị ứng. Trong khi đó, thể cấp tính thường xuất hiện ở một mùa trong năm, thường là mùa xuân hoặc mùa hè.

Dù bệnh cấp tính hay mạn tính, viêm kết mạc dị ứng cũng đi kèm một số triệu chứng điển hình như: ngứa mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, sưng mí mắt, có cảm giác sợ ánh sáng...

4. Chọn thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng thế nào?

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện khá nhiều các loại thuốc nhỏ mắt cho khả năng điều trị viêm kết mạc dị ứng. Vậy đâu sẽ là lựa chọn tốt nhất mà các bạn nên cân nhắc? Hiện nay, một số loại thuốc điều trị tiêu biểu hơn cả gồm có:

  • Thuốc Alegysal: Thành phần chính của thuốc là Pemirolast kali, được chỉ định dùng trong điều trị viêm kết mạc dị ứng, viêm kết mạc mùa xuân. Các bạn nên dùng thuốc để nhỏ mắt vào 2 lần/ngày (sáng và tối).
  • Thuốc Patanol: Thành phần của thuốc là Olopatadine HCl, giúp ngăn ngừa và điều trị chứng ngứa mắt do viêm kết mạc dị ứng. Các bạn có thể nhỏ mắt 2 lần/ ngày để nhận về hiệu quả cao nhất.
  • Thuốc Pataday: Thuốc có thành phần Olopatadine hydrochloride 0.2%, được dùng trong ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm kết mạc dị ứng. Các bạn nên dùng thuốc 1 lần/ ngày và không dùng cho trẻ dưới 3 tuổi.
vicare.vn-thuoc-nho-mat-tri-viem-ket-mac-di-ung-nen-dung-loai-nao-body-2

Mặc dù 3 loại thuốc trị viêm kết mạc dị ứng nói trên hiện được bán vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, các bạn tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng mà cần thăm khám để nhận được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa. Điều này bởi lẽ các loại thuốc chống dị ứng, kháng viêm hay giảm viêm chỉ được khuyến cáo dùng trong thời gian ngắn, không lạm dụng điều trị nhiều lần do tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Cụ thể, bệnh nhân có thể bị đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp hay bội nhiễm nấm và thậm chí có thể mù lòa, mất thị lực.

5. Giải pháp giúp phòng ngừa viêm kết mạc dị ứng

Thực tế, viêm kết mạc dị ứng hoàn toàn có thể phòng ngừa bởi việc bạn cần làm đơn giản là tránh tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng.

  • Nếu nguyên nhân là do bụi bẩn hay lông động vật trong nhà, các bạn có thể làm sạch môi trường sống thông qua máy hút bụi, máy lọc không khí hoặc nuôi chó, mèo ở khu riêng biệt để tránh tiếp xúc với lông của chúng.
  • Trong trường hợp tác nhân dị ứng là phấn hóa hay các chất gây dị ứng theo mùa, các bạn có thể hạn chế bằng cách dùng mũ, kính mát khi đi ra ngoài. Mỗi khi về nhà, bạn hãy dùng nước muối để nhỏ mắt, giúp loại bỏ chất gây dị ứng.
  • Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu của viêm kết mạc dị ứng với biểu hiện gồm đau mắt, mắt đỏ... các bạn cần làm sạch bằng nước muối sinh lý, tránh gãi, dụi mắt bởi có thể gây tổn thương mắt. Sau đó, các bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị, tránh dùng thuốc bừa bãi để hạn chế tác dụng phụ của thuốc và đặc biệt là ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm kết mạc dị ứng cũng như hướng dẫn chọn và sử dụng thuốc nhỏ mắt trị viêm kết mạc dị ứng hiệu quả mà các bạn có thể tham khảo, áp dụng cho bản thân mình. Tất nhiên, điều quan trọng là hãy áp dụng các giải pháp phòng ngừa để bảo vệ đôi mắt tối ưu.

Xem thêm:

  • Top 7 các bệnh về mắt thường gặp nhất hiện nay
  • Tại sao đau mắt đỏ 7 ngày chưa khỏi?
  • Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị đau mắt đỏ mẹ phải làm sao?