Thuốc đặt hậu môn và những điều bạn cần biết

Thuốc đặt hậu môn thường ở dạng rắn, viên thuốc có hình dáng như viên đạn nên còn được gọi là thuốc đạn. Thuốc được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp vào trong trực tràng (hậu môn), dưới tác dụng của thân nhiệt, các hoạt chất sẽ được phóng thích. Tuy nhiên, loại thuốc này khá thông dụng nhưng không phải ai cũng hiểu biết và dùng đúng. Thuốc đặt hậu môn thường được dùng trong c...

Thuốc đặt hậu môn và những điều bạn cần biết Thuốc đặt hậu môn và những điều bạn cần biết

Thuốc đặt hậu môn thường ở dạng rắn, viên thuốc có hình dáng như viên đạn nên còn được gọi là thuốc đạn. Thuốc được sử dụng bằng cách đặt trực tiếp vào trong trực tràng (hậu môn), dưới tác dụng của thân nhiệt, các hoạt chất sẽ được phóng thích. Tuy nhiên, loại thuốc này khá thông dụng nhưng không phải ai cũng hiểu biết và dùng đúng.

Thuốc đặt hậu môn thường được dùng trong các trường hợp người bệnh gặp khó khăn trong việc uống thuốc viên, bị nôn ói, bị viêm loét dạ dày, tá tràng...Do thuốc không đi qua gan, nên thuốc đặt hậu môn còn được sử dụng thích hợp cho người có bệnh lý về gan.

Thuốc đặt hậu môn dùng cho những người gặp khó khăn khi uống thuốc viên. (Ảnh minh họa)
Thuốc đặt hậu môn dùng cho những người gặp khó khăn khi uống thuốc viên. (Ảnh minh họa)

Thành phần

Trong thành phần của thuốc đặt hậu môn gồm có hoạt chất và tá dược. Các tá được được sử dụng trong thuốc đặt hậu môn là những chất dễ tan chảy như: bơ, ca cao, gelatin, polyethylene glycol...

Khi thuốc đặt hậu môn được đặt vào trong trực tràng, dưới tác dụng của thân nhiệt, các tá dược sẽ tan chảy và phóng thích hoạt chất vào trong cơ thể.

Phân loại

Có nhiều dạng thuốc đặt hậu môn khác nhau:

Tùy theo sự phân tán của hoạt chất: thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ (hoạt chất phân tán tại chỗ) và thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân (hoạt chất sẽ phân tán theo các mạch máu).

Thuốc đặt hậu môn có tác dụng tại chỗ thường sử dụng trong điều trị táo bón, bệnh trĩ. Thuốc đặt hậu môn có tác dụng toàn thân thường được sử dụng trong điều trị hạ sốt, giảm đau, viêm khớp...

Tùy theo nguồn gốc của các thành phần: thuốc đặt hậu môn thảo dược (trong thành phần có chứa dược liệu) và thuốc đặt hậu môn thông thường.

Thuốc đặt hậu môn và những điều bạn cần biết
Những trẻ khó uống thuốc qua đường miệng cũng phải sử dụng thuốc đặt hậu môn. (Ảnh minh họa)

Tùy theo tác dụng điều trị

Thuốc đặt hậu môn hạ sốt thường trong thành phần có chứa paracetamol. Thuốc đặt dạng này thích hợp khi sử dụng hạ sốt cho trẻ em.

Thuốc đặt hậu môn trị thấp khớp trong thành phần có chứa các chất kháng viêm non-steroid: diclophenac, ketoprofene... thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý thấp khớp. Thuốc đặt hậu môn dạng này thích hợp cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng, không thể uống thuốc kháng viêm non-steroid.

Theo: Điều dưỡng, chào em