Thực phẩm tốt và không tốt cho người bị đau đầu gối

Đau đầu gối được coi là căn bệnh phổ thông vì có rất nhiều người mắc phải. Nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối có thể do thói quen sinh hoạt, làm việc không khoa học, do chấn thương, hoặc cũng có thể là do mắc phải các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Hiện nay, bệnh thường được điều trị bằng thuốc, các phương pháp trị liệu vật lý, nếu bệnh nặng thì phẫu thuật.

Thực phẩm tốt và không tốt cho người bị đau đầu gối Thực phẩm tốt và không tốt cho người bị đau đầu gối

Nguyên nhân bị đau đầu gối

Khớp đầu gối là khớp lớn nhất cơ thể, là nơi kết nối đùi và chân dưới. Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta bị đau đầu gối, cụ thể:

  • Chấn thương do tai nạn, có thể làm dây chằng bị tổn thương, nứt xương, rách sụn hoặc viêm gân vùng đầu gối.
  • Làm việc, sinh hoạt không khoa học: mang vác nặng, tập luyện thể thao quá sức,...
  • Ăn uống thiếu chất: Chế độ ăn uống thiếu canxi, omega-3 có thể khiến đầu gối không được cung cấp dưỡng chất cần thiết để xương duy trì sự bền bỉ. Từ đó dẫn đến bào mòn đầu gối và đầu gối bị yếu dần.
  • Mắc phải các bệnh lý có liên quan đến xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout, bàn chân bẹt, tổn thương xương bánh chè, sụn chêm bị tổn thương, nhiễm trùng, bong gân, viêm bao hoạt dịch đầu gối,...
  • Ngoài ra những người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh đau đầu gối hơn những người khác.
vicare.vn-thuc-pham-tot-va-khong-tot-cho-nguoi-bi-dau-dau-goi-body-1

Các biểu hiện của đau đầu gối

Đau đầu gối thường được biểu hiện rõ ràng khi chúng ta hoạt động, chơi thể thao, leo cầu thang, cụ thể:

Đau đầu gối khi leo cầu thang

Thông thường, khi chúng ta đứng thẳng hoặc đi ở mặt đất bằng phẳng thì trọng lượng cơ thể sẽ phân bổ đều vào hai chân. Nhưng khi chúng ta lên xuống cầu thang thì một chân co, một chân duỗi; một chân bước lên, một chân ở dưới thì một trong 2 chân phải chịu trọng lực nhiều hơn chân kia. Chính điều này đã thúc đẩy quá trình bào mòn sụn khớp ở gối, khiến cho khớp gối thoái hóa nhanh hơn. Nếu ai phải di chuyển bằng cầu thang thường xuyên với tuần suất lớn, hoặc những người vốn dĩ đã bị tổn thương khớp khối sẽ cảm thấy đau và thậm chí còn nghe thấy tiếng lạo xạo phát ra từ khớp gối.

Đau đầu gối khi chơi thể thao

Khi tham gia các môn thể thao như chạy bộ, đá bóng, cầu lông,...thì đầu gối của chúng ta phải nhận một trọng lượng rất lớn từ phần trọng lượng bên trên và phải đi chuyển nhiều. Do vậy, nếu không chọn đúng môn, đúng sở trường, tập luyện quá sức, tập sai cách và không khởi động tốt ngay từ ban đầu thì rất dễ bị đau đầu gối.

Đau đầu gối bên trái/bên phải

Ban đầu, các cơn đau đầu gối xuất hiện ở một bên duy nhất trái hoặc phải. Theo thời gian các cơn đau tiếp tục lan sang bên đầu gối còn lại.

Ngoài ra, khi đau đầu gối trong những trường hợp nhất định (đã được đề cập đến ở trên), thì người bị đau đầu gối còn xuất hiện thêm những triệu chứng:

  • Khớp gối bị sưng hoặc cứng.
  • Chân cảm thấy tê bì do dây thần kinh bị chèn ép.
  • Đầu gối ửng đỏ, khi chạm tay vào thì cảm thấy ấm.
  • Khớp yếu, mất ổn định.
  • Bằng mắt thường và sờ có thể thấy đầu gối bị sưng.
  • Cảm thấy đau đầu gối khi co duỗi chân.
  • Đầu gối bị dị dạng như lệch, vẹo.
  • Bệnh nhân có thể bị mất cảm giác ở đầu gối.
  • Khi đau đầu gối nặng có thể dẫn đến sốt cao, kèm theo sưng, ửng đỏ.
vicare.vn-thuc-pham-tot-va-khong-tot-cho-nguoi-bi-dau-dau-goi-body-2

Cách điều trị đau đầu gối

Ở thời điểm hiện tại, khi bệnh nhân bị đau đầu gối thì không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng đến tinh thần. Để điều trị bệnh, chúng ta có các phương pháp sau đây:

Phương pháp Tây y

  • Điều trị bằng thuốc: Với những bệnh nhân bị đau đầu gối ở mức độ nhẹ thì phương pháp điều trị chủ yếu là bằng thuốc. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau (Paracetamol, Tylenol), thuốc kháng viêm (NSAID Ibuprofen, Aleve, Steroid Corticoid), các loại thuốc ức chế chọn lọc ( COX-2; Glucosamin sulfat). Các loại thuốc này có công dụng giảm đau, kháng viêm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc quá mức sẽ không tốt cho gan và dạ dày.
  • Phương pháp điều trị hỗ trợ: Bên cạnh điều trị bằng thuốc, bệnh nhân có thể được điều trị thêm bằng các phương pháp điều trị hỗ trợ như laser độ IV, sóng cao tần, siêu âm.
  • Phương pháp phẫu thuật: Khi các phương pháp điều trị nội khoa không có tác dụng thì các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật.

Điều trị đau đầu gối tại nhà

Khi ở nhà, bệnh nhân cũng có thể tự mình “điều trị hỗ trợ” bệnh đau đầu gối bằng những phương pháp hết sức đơn giản, dễ làm như:

  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh để hạ nhiệt cơn đau. Thông thường chườm lạnh sẽ được áp dụng khi xuất hiện cơn đau kèm theo sưng, nóng đầu gối. Chườm nóng thường được sử dụng khi chỉ xuất hiện đau ở đầu gối.
  • Sử dụng thuốc giảm đau dạng gel, thoa, xịt. Bạn cần hỏi bác sĩ để biết chính xác loại thuốc mà mình cần sử dụng.
  • Không đi giày cao gót.
  • Thực hiện các bài tập điều trị dưới sự chỉ dẫn của chuyên gia.
  • Ngủ đủ và dành thời gian thư giãn thể chất và tinh thần cũng là liều thuốc giúp bạn giảm đau hiệu quả.
vicare.vn-thuc-pham-tot-va-khong-tot-cho-nguoi-bi-dau-dau-goi-body-3

Ngoài ra, nhiều người còn tìm đến phương pháp cổ truyền như bấm huyệt, tắm bùn, châm cứu,.. để điều trị bệnh.

Dinh dưỡng cho người bị đau đầu gối

Những thực phẩm NÊN ĂN

  • Cá biển: Các loại cá biển giàu omega-3 như cá thu sẽ rất tốt cho bệnh nhân bị đau đầu gối vì omega-3 tốt cho xương, hỗ trợ điều trị đau đầu gối hiệu quả.
  • Các loại vitamin: Những loại hoa quả giàu vitamin C (cam, chanh, bưởi, ổi), các loại rau có màu xanh đậm (súp lơ xanh, cải xoong, rau bina, cải bắp) sẽ giúp làm giảm viêm, ngừa viêm ở đầu gối và làm chậm quá trình lão hóa ở xương.
  • Thực phẩm giàu canxi: Những thực phẩm giàu canxi như sữa, đậu nành, xương ống sẽ giúp cho xương được chắc khỏe, tạo sự dẻo dai cho xương.
  • Các loại gia vị: Nghệ, gừng, tỏi

Những thực phẩm KHÔNG NÊN ĂN

  • Thực phẩm giàu chất béo như đồ ăn nhanh, đồ ăn chiên rán nhiều khiến khớp càng dễ bị nhiễm trùng, có thể làm nhiễm trùng nhẹ chuyển thành nhiễm trùng nặng.
  • Đồ ăn cay nóng như mì cay, ớt, tương ớt có thể làm tăng nguy cơ bị đau khớp gối.
  • Thực phẩm nhiều đạm như thịt chó, thịt bò, thịt dê cũng không tốt cho người bị đau khớp gối.
  • Bia rượu, các chất kích thích.
  • Cà chua, cà tím, cà pháo, các thực phẩm chế biến sẵn có thể làm đầu gối đau nặng hơn.

Xem thêm:

  • 4 cách giảm đau khi bị sưng đầu gối hiệu quả
  • Bài thuốc trị bệnh đau đầu gối ở người già
  • Đau đầu gối nhưng không sưng có phải bị khớp không?