Thực phẩm bẩn: Kinh hoàng công nghệ làm ruốc siêu rẻ (kỳ 1)
Xôi ruốc - món ăn phổ biến được nhiều người ưa chuộng sử dụng trong bữa sáng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong gói xôi ruốc bắt mắt với giá chỉ từ 10.000 đồng lại ẩn chứa những bất ngờ “rùng mình” từ món ruốc.
Thực phẩm bẩn: Kinh hoàng công nghệ làm ruốc siêu rẻ (kỳ 1)
Xôi ruốc - món ăn phổ biến được nhiều người ưa chuộng sử dụng trong bữa sáng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong gói xôi ruốc bắt mắt với giá chỉ từ 10.000 đồng lại ẩn chứa những bất ngờ “rùng mình” từ món ruốc.
Trong thông tin đăng tải trong chương trình Nói không với thực phẩm bẩn được phát sóng trên VTV, phóng viên trong vai người đi mua ruốc về bán xôi, phóng viên đã tìm đến chợ Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội– địa chỉ thường được các tiểu thương truyền tai nhau là nơi bán loại ruốc siêu rẻ.
Ruốc siêu bẩn, siêu rẻ tràn ngập thị trường
Tìm tới đây, “người mua” dễ dàng được đáp ứng đúng nhu cầu “ruốc siêu rẻ”, ngay tại một quầy hàng, người bán có cả 2 loại ruốc: ruốc ăn được với giá 25.000/lạng và “ruốc không ăn được” với giá 12.000 đồng/lạng.
Với lời khẳng định của chủ cửa hàng ruốc không ăn được này chỉ bán kẹp bánh mì hoặc ăn kèm xôi, loại hàng này được chủ hàng cất kỹ một góc và chỉ lấy ra khi có người hỏi mua.
Khi được hỏi vì sao “ruốc 12.000 đồng/lạng” này lại có giá siêu rẻ như vậy thì người bán hàng tiết lộ rằng: loại ruốc này được làm từ bột và khi được hỏi là bột gì thì người này cũng không thể đưa ra câu trả lời.
Tìm tới một cửa hàng khẳng định bán ruốc tự làm, khi tìm hiểu về quá trình cũng như giá một lạng ruốc được bán ra thì cao gấp gần 4 lần so với loại ruốc “siêu rẻ” được bán ở chợ Mai Động.
Để làm được 1kg ruốc cần ít nhất 3kg thịt, mà 1kg thịt lợn hiện có giá khoảng 100.000 đồng. chưa kể đến các loại gia vị khác. Nên khi chế biến ra sản phẩm, người làm ruốc phải bán với giá ít nhất 400.000 đồng/kg ruốc thì mới có lãi.
Thế nhưng, tràn lan trên thị trường hiện nay là những loại ruốc siêu rẻ với nhiều “mánh khóe” người sản xuất đã pha trộn phụ gia để tăng trọng lượng, giảm giá thành, tăng lợi nhuận.
Đến người bán cũng không dám ăn và cũng không biết người làm đã cho những gì vào ruốc thế nhưng họ dám khẳng định "ruốc không ăn được" và vì lợi nhuận vẫn bán, còn người tiêu dùng vẫn vô tư mà ăn. Thậm chí khi đặt 2 loại ruốc cạnh nhau cũng khó có thể phân biệt được đâu là ruốc an toàn và đâu là ruốc không an toàn.
Vậy người bán lấy từ đâu, ruốc “đểu” được sản xuất như thế nào để có hương vị và màu sắc không hề thua kém ruốc thật?
Câu trả lời sẽ có trong kỳ tiếp theo...