Thức khuya có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Thức khuya có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nhưng không nhiều chị em để ý và quan tâm đến. Tại sao lại như vậy? Cùng Vincare phân tích ngay trong bài viết này.

Thức khuya có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không? Thức khuya có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt không?

Thức khuya có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây nên rối loạn chu kỳ kinh nguyệt nhưng không nhiều chị em để ý và quan tâm đến. Tại sao lại như vậy? Cùng HoiBenh phân tích ngay trong bài viết này.

Thức khuya ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Theo các chuyên gia y tế, thức khuya khiến cho cơ thể bị căng thẳng, thiếu ngủ, làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý cho cơ thể; và đặc biệt, thức khuya có mối liên hệ mật thiết với sự mất cân bằng hormone estrogen, progesterone, hormone luteinizing (LH) đồng thời kích thích nang trứng (FSH). Trong đó, Leptin là một loại hormon đặc hiệu, chị em cần ngủ đủ giấc để giúp cho quá trình tái tạo và giải phóng leptin được diễn ra trơn tru. Chính sự mất cân bằng này 3 hormone quan trọng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt bao gồm: mất kinh, rong kinh, chu kỳ kinh nguyệt đến đậm và đến sớm hơn bình thường, máu kinh có màu khác biệt (hồng nhạt, nâu đậm, xuất hiện nhiều cục máu đông,..). Như vậy thức khuya có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Hơn nữa, thức khuya còn là thủ phạm gây nên hàng loạt các bệnh phụ khoa - nguyên nhân dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Dưới đây là 2 loại bệnh/bệnh phụ khoa điển hình - hậu quả của việc thức khuya thường xuyên:

  • Viêm nhiễm: Thức khuya khiến cơ thể mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến chức năng sinh lý trong cơ thể, làm giảm sức đề kháng và miễn dịch trong cơ thể. Đây là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh (vi khuẩn, vi rút, nấm) tấn công vào cơ thể gây bệnh, trong đó vùng kín là môi trường được các “vi khuẩn, nấm, vi rút” cực kỳ yêu thích. Khi đi vào vùng kín, chúng sẽ phát triển, tiêu diệt vi khuẩn có lợi và gây hại cho tử cung, âm đạo. Lúc đó, chị em sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín, một số chị em còn xuất hiện tượng rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
kinh nguyệt
  • U xơ tử cung: Một trong những nguyên nhân chính gây nên u xơ tử cung là do sự mất cân bằng nội tiết tố estrogen và progesterone ở chị em phụ nữ. Các biểu hiện của bệnh u xơ tử cung bao gồm tăng tiết dịch âm đạo, đau vòng eo, có áp lực lên bàng quang và rối loạn kinh nguyệt (chu kỳ kinh thất thường, rỉ máu giữa các chu kỳ, ra máu quá nhiều hoặc quá ít trong chu kỳ kinh nguyệt).

Những nguyên nhân khác ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt

  • Căng thẳng hay áp lực trong công việc trong cuộc sống là nguyên nhân gây nên rất nhiều bệnh trong cuộc sống và ảnh hưởng đến cả chu kỳ kinh nguyệt của chị em. Vì vậy, chị em cần hạn chế căng thẳng, sắp xếp công việc hiệu quả để có thêm thời gian chăm sóc bản thân.
  • Chế độ sinh hoạt thiếu điều độ: sử dụng chất kích thích thường xuyên (bia, rượu, cafe), hút thuốc, dinh dưỡng hàng ngày không đa dạng, đầy đủ.
  • Sử dụng các biện pháp tránh thai: Một số biện pháp tránh thai như vòng tránh thai, que cấy thai, thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt ở chị em. Tuy nhiên, khi ngưng sử dụng những biện pháp tránh thai này, và có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, chị em sẽ trở lại chu kỳ kinh nguyệt đều đặn trở lại.
  • Tập thể dục quá sức: Tập thể dục là việc nên làm với cơ thể. Nhưng, chị em cần lưu ý tập vừa phải, không tập quá sức. Nếu tập thể dục quá sức, cơ thể sẽ bị mất đi một lượng lớn calo, gây căng thẳng, mệt mỏi và dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

Xem thêm :

  • Nếu buộc phải thức khuya, hãy có những thứ này trong tủ lạnh
  • Cảnh báo sĩ tử thức khuya, dậy sớm ôn thi nhập viện vì... tâm thần
  • Cách trị bọng mắt quầng thâm tại nhà cho người hay thức khuya