Thực hư chuyện mang thai con trai mệt hơn con gái

Trong thời kỳ mang thai, người mẹ phải đối mặt với tình trạng mệt mỏi do sự thay đổi hormone và cơ thể đang phải làm quen với sự xuất hiện của một sinh linh mới. Có không ít những thông tin được lan truyền rằng khi mang thai con trai mệt hơn con gái. Vậy thực hư chuyện này là thế nào? Các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm lời giải đáp.

Thực hư chuyện mang thai con trai mệt hơn con gái Thực hư chuyện mang thai con trai mệt hơn con gái

Mang thai con trai mệt hơn con gái có đúng không?

Mệt mỏi là vấn đề thường gặp ở mọi bà mẹ trong thời kỳ mang thai. Đây là do sự thay đổi về hormone trong cơ thể bạn và cơ thể đang phải hoạt động vất vả để nuôi dưỡng thai nhi đang ngày càng phát triển trong bụng.

Nguyên nhân chủ yếu khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn khi mang thai đó chính là do sự thay đổi của nội tiết tố. Những thay đổi này sẽ khiến bạn gặp phải những cơn đau cơ, đau bắp thịt, nhức đầu, chóng mặt, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kì. Ở thời điểm này, cơ thể vẫn chưa quen và phải dần thích nghi với những thay đổi mới lạ và sự xuất hiện của em bé. Nhưng bắt đầu từ tháng thứ 4, tình trạng này sẽ giảm bớt và người mẹ sẽ vui vẻ, thoải mái hơn.

Mẹ bầu nghén mùi khi mang thai 3 tháng đầu chồng phải làm gì giúp vợ

Một nguyên nhân khác khiến mẹ bị mệt mỏi đó là do hệ thống tim mạch cũng thay đổi, khiến nhịp tim tăng cao hơn, tốc độ bơm máu làm tim đập nhanh và lượng máu của cơ thể cũng tăng lên từ 40 - 45%. Do đó, hệ thống tim mạch và thần kinh phải liên tục điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi này. Khi sự điều chỉnh đó không diễn ra kịp thời, bạn sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi, chóng mặt.

Đây mới chính là nguyên nhân gây ra mệt mỏi, chứ không phải do mang thai hay con gái như nhiều người quan niệm. Theo các bác sĩ tại bệnh viện Hoa Kỳ, không có bất cứ dự đoán nào là căn nguyên chính xác để khẳng định được giới tính của thai nhi. Thai phụ mệt mỏi hoặc gặp phải những vấn đề về sức khỏe trong thời kỳ mang thai đều là do sự thay đổi trong cơ thể để thích nghi với sự có mặt của em bé và còn là do cơ địa của mỗi người mẹ chứ không phải là dấu hiệu mang thai con trai hay con gái.

Chính vì vậy, thay vì lo lắng về việc mang thai con trai mệt hơn con gái, mẹ nên tìm cách thay đổi lối sống sinh hoạt để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Cách vượt qua tình trạng mệt mỏi trong thời kỳ mang thai

Có một chế độ ăn uống lành mạnh

Khi mang thai, người mẹ cần chú ý hấp thụ từ 300 - 500 calo một ngày, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để giúp cho cơ thể luôn có đầy năng lượng và không khiến bạn cảm thấy đói. Bổ sung thêm các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu, những loại thực phẩm giàu chất sắt như trứng, sữa, thịt, cá,.... Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể. Đồng thời cũng cần phải hạn chế tối đa caffeine và đường vì đây là những chất không tốt cho cơ thể, khiến cơ thể bạn dễ mệt mỏi hơn.

Mẹ cũng cần phải bổ sung đủ nước cho cơ thể, đảm bảo uống từ 2 - 2,5 lít nước 1 ngày. Mẹ có thể bổ sung nước bằng cách uống các loại nước ép trái cây như nước ép táo, dưa hấu, cam, quýt,.....

Mẹ bầu ăn gì

Đi ngủ sớm hơn

Thức khuya rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là những mẹ bầu. Khi thức khuya, hệ thần kinh sẽ bị căng thẳng và không cung cấp được đủ lượng oxy cần thiết cho thai nhi. Do vậy, mẹ nên chú ý đi ngủ thật sớm, ngủ từ lúc 9 - 10 giờ và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng, không nên thức quá khuya.

Vào bất cứ thời gian nào trong ngày, nếu mẹ cảm thấy mệt mỏi và xuống sức thì có thể dành thời gian để nằm xuống nghỉ ngơi. Một ngày mẹ nên có 2 giấc ngủ ngắn vào buổi trưa và giấc ngủ sâu vào buổi tối. Nếu vẫn đang phải làm việc, mẹ có thể nghỉ ngơi trong chốc lát để hồi phục.

Tập thể dục

Cho dù trước kia bạn không phải là người có thói quen tập thể dục thì khi mang thai bạn vẫn nên thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để duy trì sức khỏe. Tập thể thao sẽ giúp cho lượng máu trong cơ thể bạn được lưu thông, giúp cho bạn có nhiều năng lượng hơn, từ đó khiến tinh thần trở nên vui vẻ, phấn chấn, giảm bớt mệt mỏi. Em bé trong bụng mẹ cũng sẽ phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ hoặc tập những bài yoga nhẹ nhàng.

Luôn giữ một tâm trạng thoải mái

Sự mệt mỏi trong thời kỳ mang thai luôn khiến mẹ căng thẳng và chán nản, dễ khiến mẹ có những suy nghĩ tiêu cực. Do vậy, bạn không nên làm việc quá sức, giảm bớt khối lượng công việc, thường xuyên chia sẻ những vấn đề khó khăn với người thân của mình và nghỉ ngơi thư giãn hợp lý sẽ giúp cho tinh thần bạn thoải mái hơn.

Lắng nghe cơ thể

3 tháng đầu của thai kỳ là thời gian người mẹ có những thay đổi rõ rệt nhất khi em bé mới bắt đầu hình thành trong bụng mẹ. Hãy lắng nghe cơ thể của mình và thường xuyên đến bệnh viện để thăm khám định kỳ. Nếu thấy có gì bất thường thì nên báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm :

  • Liệu stress có làm giảm khả năng mang thai?
  • Những thực phẩm có lợi và giúp tăng khả năng mang thai
  • Phụ nữ mang thai và tầm quan trọng của axit folic