Thực hư chuyện giảm mỡ máu bằng vỏ bưởi

Bưởi là trái cây vị chua, ngọt mát, đặc biệt chứa nhiều vitamin, được nhiều người yêu thích và thường được biết đến có công dụng giảm cân. Bưởi được dùng để giải khát trong mùa nóng, cùi trắng bên trong vỏ bưởi dùng để chế biến thức ăn như chè, bóp gỏi, làm nem chay,.. Nhưng ít người biết rằng vỏ của trái bưởi còn có công dụng giảm mỡ máu, có tác động tốt trong bệnh gan nhiễm mỡ, tốt cho hệ mạch. Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết công dụng của vỏ bưởi thông qua bài viết sau.

Thực hư chuyện giảm mỡ máu bằng vỏ bưởi Thực hư chuyện giảm mỡ máu bằng vỏ bưởi

Thành phần có trong quả bưởi

Bưởi có tên khoa học là Citrus grandis (L) Osbeck, trong dân gian có khi còn gọi quả bưởi là dữu, bòng, hương loan, lôi dữu, văn dán...Trong tinh dầu vỏ quả có chứa khoảng 26% xitrala và este, ngoài ra còn chứa pectin, naringin, các men peroxydaza, vitamin A, C,...nên nhiều có công dụng.

Do có chứa thành phần tinh dầu nên vỏ bưởi thường được dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, phụ nữ bị buồn nôn do ốm nghén hay dùng nấu nước gội đầu cho sản phụ, giúp tóc bớt rụng, bóng mượt, mềm và chắc hơn.

vicare.vn-thuc-hu-chuyen-giam-mo-mau-bang-vo-buoi

Tác dụng giảm mỡ máu của vỏ bưởi:

Bệnh mỡ máu cao là gì

Mỡ máu cao là căn bệnh phổ biến, nguyên nhân đến từ chế độ ăn uống thiếu khoa học và lối sống không lành mạnh. Bệnh mỡ máu cao hay còn gọi là chứng tăng lipid máu đề cập đến một sự bất thường xảy ra trong quá trình chuyển hóa lipid toàn thân, trong đó các thành phần như cholesterol huyết thanh, triglyceride và/hoặc lipoprotein mật độ thấp ( Low Density Lipoproteins hay LDL) tăng, lipoprotein mật độ cao ( High Density Lipoproteins hay HDL) là giảm.

Đa số các trường hợp, nếu cholesterol toàn phần trong huyết thanh đạt chỉ số > 5,2 mmol/lít và/hoặc triglyceride > 1,7 mmol/lít và/hoặc HDL <1, 03 mmol/lít và/ hoặc LDL > 3,2 mmol /lít, nghĩa là đang ở trạng thái lipid máu bất thường, còn gọi là có bệnh mỡ máu

Một tác dụng đặc biệt tốt của vỏ bưởi được phát hiện và công nhận gần đây là vỏ bưởi giúp thải cholesterol ở trong máu, hạ lipid máu, có tác dụng rất tốt trong bệnh gan nhiễm mỡ. Thông tin từ một nghiên cứu gần thực hiện trên 57 người bệnh cho thấy: nhóm người thường xuyên thêm bưởi vào khẩu phần ăn thường ngày cho tác dụng loại bỏ đáng kể lượng cholesterol cũng như lipid so với nhóm còn lại không dùng bưởi trong khẩu phần ăn.

Vỏ bưởi có tác dụng giảm mỡ máu không?

Vỏ bưởi chứa hàm lượng lớn tinh dầu và 2,5-3,2% flavonoid neohesperidin. Các dẫn chất flavonoid trong vỏ bưởi có tác dụng ngăn chặn các gốc tự do như OH, ROO (là các yếu tố gây biến dị, hủy hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hóa,...). Đồng thời, flavonoid tạo phức với các ion kim loại (Fe, Mg), ngăn cản các phản ứng oxy hóa xúc tác bởi các ion đó. Do đó, các chất flavonoid này cho tác dụng bảo vệ cơ thể hỗ trợ ngăn ngừa oxi hóa hiệu quả, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hóa, tổn thương do bức xạ, thoái hóa gan và góp phần làm bền thành mạch.

  • Chất flavonoid ở trong vỏ bưởi còn giúp bảo vệ tế bào gan, lợi mật. Tác dụng chống độc của flavonoid được thể hiện ở việc làm giảm các tổn thương trên gan, bảo vệ được chức năng gan trước một số chất độc. Nhờ có flavonoid ngưỡng ascorbic được ổn định đồng thời làm tăng lượng glycogen trong gan, sự tích luỹ glycogen rất có ý nghĩa trong việc nâng cao chức năng giải độc gan.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể giảm mỡ máu bằng vỏ bưởi.

vicare.vn-thuc-hu-chuyen-giam-mo-mau-bang-vo-buoi1

Hướng dẫn chế biến vỏ bưởi dùng trong giảm mỡ máu:

Bỏ lớp cùi trắng, chỉ sử dụng lớp vỏ xanh hoặc vàng, tiếp theo thái nhỏ phơi khô hoặc sao vàng, mỗi một lần sử dụng 50g sắc kĩ lấy nước và dùng ở trong ngày. Ngoài ra người dùng cũng có thể ngâm với rượu, mỗi ngày dùng với liều vừa phải chừng 20ml/ngày hoặc dùng vỏ bưởi làm mứt rồi dùng dần. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy hiệu quả. Nếu không có vỏ bưởi có thể thay thế bằng vỏ cam, vỏ quýt, với phương pháp làm tương tự hay sắc uống lá sen, táo mèo.

Một số công dụng khác của vỏ bưởi:

Ngoài công dụng giảm mỡ máu bằng vỏ bưởi, loại cây này còn có nhiều công dụng khác. Theo Đông Y, vỏ bưởi có vị hơi cay và đắng, không độc, hoạt huyết & thải tức, thông lợi & trừ đờm táo thấp, chữa tràng phong đồng thời tiêu phù thũng.

  • Chữa ho có đờm: dùng 10g vỏ bưởi, rửa sạch rồi thái chỉ, hấp với đường để uống ngày 3 lần rất hiệu quả.
  • Giúp nhanh mọc và mượt tóc: gội đầu với vỏ bưởi đun nước hoặc dùng tinh dầu vỏ bưởi thoa lên tóc sau khi gội, sẽ giúp tóc bóng, chắc, mượt, kích thích mọc tóc ở người bị hói, tóc thưa, rụng nhiều. Đặc biệt hiệu quả với các mẹ sau khi sinh.
  • Hỗ trợ điều trị hen: 150g vỏ bưởi, 30g bách hợp và 20g hành khô, thêm đường trắng, nấu nước uống 3 lần/ngày liên tục trong 10 ngày.
  • Làm đẹp da: Vỏ bưởi cho tác dụng giảm tỷ lệ xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang do chứng tăng sắc tố, cũng như mụn đầu đen, đầu trắng. Dùng vỏ của khoảng 3 quả bưởi, rửa sạch cho vào nồi thủy tinh chịu nhiệt (không dùng nồi kim loại); cho dầu ô liu vào ngập vỏ bưởi, đun nhẹ, đợi dầu nóng cho thêm nước sạch vào nửa nồi. Bật lửa thật nhỏ từ 4-5 giờ, sau đó lọc bỏ bã. Bảo quản phần dầu bưởi trong lọ thủy tinh đậy kín, để ở nơi khô mát. Sử dụng dần trong 6 tháng.

Thay đổi lối sống và tuân thủ các nguyên tắc ăn uống cho người mỡ máu cao:

  • Nếu bệnh nhân thừa cân thì nên giảm lượng calo nạp vào cơ thể trong ngày để giảm cân, cần giảm vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ, giảm cân từ từ.
  • Hạn chế các loại acid béo no hay béo trans như: mỡ, bơ, kem, dầu dừa, dầu cọ, kem thực vật...Chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng trong ngày.
  • Tăng cường các acid béo không no có trong dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu cá.. hay các loại hạt có dầu như vừng, lạc, hạt dẻ, hạt bí ngô, hạt điều....
  • Uống sữa tách béo và hạn chế món chiên, xào, quay, thức ăn nhanh.
  • Hạn chế nạp lượng cholesterol trong khẩu phần ăn bằng cách hạn chế các thực phẩm có nhiều cholesterol như: mỡ, da, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật, hải sản nhất là gạch cua, gạch tôm...
  • Dùng đủ chất đạm nhưng chỉ nên ăn thịt nạc (bỏ da, mỡ), cá, đậu hủ, đậu đỗ, nấm, rong biển. Nên ăn nhiều cá hơn thịt. Phối hợp cả đạm động vật và đạm thực vật.
  • Cung cấp theo chất xơ cho cơ thể như loại ngũ cốc nguyên hạt, nhiều xơ (gạo lứt, yến mạch, khoai củ...) góp phần đào thải cholesterol ra ngoài. Hạn chế đường, mật, tối đa chỉ nên 10-20 gam/ngày.
  • Cung cấp vitamin cho cơ thể bằng rau củ hay trái cây ít ngọt.
  • Chọn các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do gây hại như: các thức ăn giàu vitamin E (giá đỗ, dầu thực vật...), thức ăn giàu beta-caroten (cà rốt, gấc, bí đỏ, đu đủ, các loại rau có màu xanh đậm như rau ngót, rau muống, rau mồng tơi, cải xoong, rau dền,...), thức ăn giàu vitamin C.
  • Uống nhiều nước lọc hoặc nước có tác dụng giảm mỡ như như gừng, nấm mèo, trà xanh...

Xem thêm :

  • Mỡ máu bao nhiêu được gọi là cao?
  • Bệnh mỡ máu cao và cách điều trị khoa học
  • Điều trị bệnh máu nhiễm mỡ bằng thuốc nam