Thực hư chuyện đậu nành giúp chống lại ung thư vú
Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 13.000 phụ nữ phát hiện mắc bệnh ung thư vú mỗi năm. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời có thể kéo dài tỷ lệ sống lên tới 90%. Liên quan đến căn bệnh này, có nhiều thông tin cho rằng đậu nành giúp chống lại ung thư vú. Liệu loại thực phẩm từ tự nhiên này có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú hay không. Hãy cùng tìm đọc trong bài viết dưới đây.
Thực hư chuyện đậu nành giúp chống lại ung thư vú
Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 13.000 phụ nữ phát hiện mắc bệnh ung thư vú mỗi năm. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời có thể kéo dài tỷ lệ sống lên tới 90%. Liên quan đến căn bệnh này, có nhiều thông tin cho rằng đậu nành giúp chống lại ung thư vú. Liệu loại thực phẩm từ tự nhiên này có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư vú hay không. Hãy cùng tìm đọc trong bài viết dưới đây.
Bệnh ung thư vú là gì?
Bệnh ung thư vú là căn bệnh có tỉ lệ tử vong cao hàng đầu ở phụ nữ. Tình trạng các khối u ác tính phát triển ở các tế bào vú gây nên bệnh ung thư vú. Các khối u ác tính này là sự tập hợp của các tế bào ung thư thường phát triển, sinh sôi rất nhanh ở các mô xung quanh vú, hoặc có thể lan ra (di căn) sang các bộ phận khác trên cơ thể người.
Bệnh ung thư vú thường gặp nhiều nhất ở đối tượng nữ giới. Nhưng trong một số trường hợp cá biệt, nam giới cũng có thể mắc bệnh ung thư vú.
Bệnh ung thư vú có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh ung thư vú?
Cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư vú. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú.
- Giới tính, tuổi: Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn nam giới, 99% tất cả các trường hợp ung thư vú xuất hiện ở nữ giới. Phụ nữ lớn tuổi thì có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ trẻ, gần 80% trường hợp mắc ung thư vú xuất hiện ở phụ nữ trên 50 tuổi.
- Gen: Theo thống kê có khoảng 5 - 10 % trường hợp ung thư vú có đột biến gen. Hiện nay, xét nghiệm gen có thể phát hiện được các đột biến Gen BRCA1 và BRCA2; TP53 giúp tiên lượng, sàng lọc ung thư vú.
- Di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú thế hệ thứ nhất được xem là một yếu tố nguy cơ.
- Tuổi hành kinh sớm và mãn kinh muộn: Yếu tố nội tiết có liên quan đến bệnh ung thư vú. Ở người có đời sống nội tiết kéo dài (hành kinh sớm, mãn kinh muộn) thuộc vào nhóm có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn so với người bình thường.
- Không sinh con hoặc không cho con bú: Không sinh con hoặc sinh con muộn (sau tuổi 30), không cho con bú gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
- Tiền sử xạ trị vào vùng ngực: Những người có tiền sử tia xạ vào vùng ngực (đặc biệt trước 40 tuổi) làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
- Chế độ ăn uống, lối sống: Phụ nữ uống rượu, chế độ ăn nhiều mỡ và đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
- Ít vận động: Ít vận động cũng là một trong các yếu tố nguy cơ gây mắc ung thư vú.
- Thuốc tránh thai, liệu pháp hormone: Phụ nữ có tiền sử dùng thuốc tránh thai, sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh làm tăng nguy có mắc bệnh ung thư vú.
Thông tin đậu nành giúp chống lại ung thư vú, đúng hay sai?
Hiện nay có nhiều thông tin cho rằng đậu nành giúp chống lại ung thư vú, đây là thắc mắc của rất nhiều người. Nếu đậu nành giúp chống lại ung thư vú thật thì đây thực sự là một tin rất đáng mừng.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Arizona, Mỹ đã phát hiện ra một hợp chất có trong thực phẩm nguồn gốc từ đậu nành có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ác tính gây ra bệnh ung thư vú.
Được biết loại hợp chất này có thể bảo vệ BRCA1 – 1 gen giúp ngăn chặn sự phát triển khối u ở mô vú. BRCA1 có khả năng ức chế khối u. Khi hoạt động bình thường, gen này có nhiệm vụ giữ ổn định cấu trúc AND, chống lại các bệnh như ung thư. Khi BRCA1 hoạt động bất bình thường, khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh ung thư vú bị suy yếu.
Tỉ lệ bệnh nhân mắc ung thư vú do đột biến gen BRCA1 rất hiếm gặp, nhiều bệnh nhân ung thư vú có khả năng sao chép gen bình thường, nhưng các gen bị “methyl hóa” – bọc trong các phân tử carbon gây bất hoạt quá trình phiên mã. Đột biến đồng nghĩa gen BRCA1 theo cách này khiến gen mất chức năng ức chế khối u.
Thụ thể hydrocarbon thơm (AhR), đột biến đồng nghĩa gen BRCA1, gây ra một loạt tác dụng không mong muốn. Khi BRCA1 không thể thực hiện chức năng ức chế khối u sẽ khiến các tế bào ung thư phát triển mạnh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất genistein (được tìm thấy trong đậu nành, một giống cây họ đậu giàu protein và isoflavone) có khả năng ngăn chặn methyl hóa ADN- đột biến đồng nghĩa của gen BRCA1. Nghĩa là genistein có thể “tiêu diệt” AhR (đột biến đồng nghĩa gen BRCA1).
Gần đây, trên tạp chí Cancer cũng đã đăng tải một nghiên cứu về việc ăn đậu nành thường xuyên còn mang lại nhiều lợi ích cho những bệnh nhân mắc ung thư vú. Cụ thể là thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh có liên quan đến làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú hoặc tái phát ung thư vú ở bệnh nhân châu Á. Chất isoflavone (một loại estrogen thực vật có nhiều trong đậu nành) được cho là ức chế sự sản sinh estrogen, do đó đồng thời ức chế sự phát triển của các khối u vú nhạy cảm với hormone này. isoflavone trong đậu nành có khả năng gắn kết và kích hoạt các thụ thể estrogen trong các khối u vú, do đó có thể gây giảm hiệu quả phương pháp điều trị bằng tamoxifen (Tamoxifen là chất kháng estrogen không steroid, ở người, tamoxifen tác dụng chủ yếu như thuốc kháng estrogen, ức chế tác dụng của estrogen nội sinh) ở những bệnh nhân bị ung thư vú.
Giờ đây chúng ta có bằng chứng rõ ràng cho thấy các loại thực phẩm từ đậu nành giúp chống lại ung thư vú và còn có lợi cho những phụ nữ bị ung thư vú. Vì vậy, chị em phụ nữ hãy ăn nhiều đậu nành để giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh ung thư vú.
Xem thêm:
- Bị bướu cổ có nên uống sữa đậu nành?
- Buồng trứng đa nang có nên uống sữa đậu nành?
- Sự thật về lời đồn sữa đậu nành gây vô sinh nam