Thực đơn cho người mỡ máu: Nên ăn gì - kiêng gì?

Các con số cho thấy tình trạng mỡ máu cao đang có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Vậy làm sao để giảm thiểu tình trạng này, thực đơn cho người mỡ máu như thế nào? các bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.

Thực đơn cho người mỡ máu: Nên ăn gì - kiêng gì? Thực đơn cho người mỡ máu: Nên ăn gì - kiêng gì?

Khi nào là bị mỡ máu cao?

Mỡ máu gồm 2 loại chính là cholesterol và triglycerit. Cholesterol là một chất béo có ở màng tế bào của tất cả các mô tổ chức trong cơ thể và được vận chuyển trong huyết tương của con người. Phần lớn cholesterol được gan tổng hợp nên từ các chất béo bão hòa, một phần nhỏ cholesterol được hấp thu từ thức ăn như: trứng, sữa, não, thịt đỏ (thịt bò, thịt chó, ngan, dê, cứu), mỡ động vật, lòng lợn, lòng bò, tôm. Đặc điểm của cholesterol kém tan trong nước, nó không thể tan và di chuyển trong máu mà phải nhờ vào lipoprotein (lipoprotein do gan tổng hợp ra và tan trong nước mang theo cholesterol). Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng các tế bào của cơ thể để sản xuất nội tiết tố và cũng là thành phần rất quan trọng của muối mật. Cholesterol gồm cholessterol toàn phần, cholesterol cao (tốt) và cholesterol thấp (xấu). Cholessterol tốt có vai trò trong việc làm cho thành động mạch mềm mại để lưu thông máu tốt hơn và có khả năng bảo vệ thành mạch máu chống lại sự xơ vữa. Trong khi đó, cholesterol xấu (loại có tỉ trọng thấp) lại làm xơ vữa thành động mạch, từ đó sẽ hạn chế lưu thông máu, thậm chí tạo điều kiện cho việc hình thành cục máu đông, gây tắc mạch rất nguy hiểm.

vicare.vn-thuc-don-cho-nguoi-mo-mau-nen-gi-kieng-gi-body-1

Còn triglycerit là gì? Khi chất acid béo (loại tự do) được hấp thu qua gan và sẽ được chuyển thành cholesterol, nếu lượng acid béo này bị dư thừa thì sẽ trở thành triglycerit. Tại gan, triglycerit sẽ kết hợp với chất apoprotein (do gan sản xuất) và được đưa ra khỏi gan dưới dạng lipoprotein có tỉ trọng thấp. Khi nào có sự mất cân bằng giữa lipid vào gan và lipid ra khỏi gan thì mỡ sẽ tích lại trong gan gây nên gan nhiễm mỡ. Khi gan bị nhiễm mỡ thì sẽ hạn chế chức năng sản xuất ra chất apoprotein làm cho lượng acid béo vào gan quá lớn càng làm cho gan nhiễm mỡ nặng hơn.

Tăng mỡ máu có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống cũng như chế độ sinh hoạt của mỗi một con người, đặc biệt là người cao tuổi. Tăng mỡ máu là một chứng bệnh gặp khá phổ biến ở người cao tuổi. Tác hại của tăng mỡ máu là rất đáng được quan tâm, bởi vì, nó gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người, nhất là người cao tuổi.

Bệnh mỡ máu nên ăn gì?

Tình trạng mỡ máu có thể được cải thiện nếu bạn có một chế độ ăn uống phù hợp. Do đó, chúng tôi xin đưa ra một số thực đơn cho người mỡ máu như sau, bạn có thể tham khảo:

  • Sử dụng chất béo không bão hòa lành mạnh, có trong dầu ăn ôliu hoặc dầu canola.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả hơn. Nếu phần lớn lượng calo của bạn được nhận từ những nguồn trái cây và rau quả sẽ làm cho bạn qua được cơn đói và giúp bạn tránh xa các lựa chọn không lành mạnh.
  • Uống rượu có kiểm soát, rượu có thể có nhiều calo, nhưng nghèo chất dinh dưỡng.
  • Tránh đường tinh luyện, thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến.
  • Sử dụng nguồn protein từ cá, khuyến cáo nên ăn cá hai lần một tuần. Các axit béo omega-3 trong cá có thể giúp giảm mức triglyceride máu.
  • Ăn nhiều chất xơ. Chất xơ tăng cảm giác no và cũng giúp giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột.
  • Hạn chế cholesterol toàn phần dưới 200mg mỗi ngày.
  • Cá hồi: Các cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ và cá tuyết có axit béo omega-3 là một thực phẩm tốt nhất làm giảm triglyceride và cholesterol. Bổ sung dầu cá cũng có thể được sử dụng.
  • Các loại ngũ cốc nguyên hạt: Có thể bao gồm bánh mì thô, ngũ cốc và gạo lứt chứa nhiều carbohydrate và chất xơ phức tạp. Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng cung cấp một số chất đạm và thường có ít chất béo bão hòa, cholesterol và tổng lượng chất béo.
  • Đậu khô và đậu Hà Lan: là nguồn thực vật tốt và giàu chất xơ. Có thể dùng thay thế cho thực phẩm giàu chất béo bão hòa và cholesterol.
  • Hạt lanh: Có nhiều axit béo omega-3, chỉ dùng 2 muỗng canh hạt lanh chứa gần 133 % nhu cầu hàng ngày của omega-3. Hạt lanh được coi là một trong những loại thực phẩm tốt nhất để giảm triglyceride.
  • Dầu ôliu: Có lượng triglyceride thấp có thể thay thế cho chất béo no, giúp giảm LDL cholesterol (cholesterol xấu) và giúp duy trì HDL cholesterol (cholesterol tốt). Tuy nhiên, dầu ôliu có hàm lượng calo cao, vì vậy khuyên bạn không nên tiêu thụ nhiều hơn hai muỗng canh mỗi ngày.
  • Lòng trắng trứng gà: Lòng trắng trứng gà không chứa cholesterol và có thể ăn thường xuyên. Nhưng lòng đỏ một quả trứng có thể chứa 215mg cholesterol, vì vậy hạn chế dùng lòng đỏ trứng.
  • Bên cạnh đó cần kết hợp chế độ luyện tập thể dục, thể thao phù hợp

Bị mỡ máu nên kiêng gì?

Bên cạnh những thực phẩm khuyên sử dụng, những người bị bệnh mỡ máu cao kiêng ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

  • Các sản phẩm thịt béo: Các loại thực phẩm này thường có hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa làm tăng mức triglyceride.
  • Thực phẩm chế biến: Các chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến cũng làm tăng mức triglyceride. Các nguồn gốc của các chất béo chuyển hóa bao gồm bơ thực vật, khoai tây chiên, bánh quy giòn và đồ tráng miệng như bánh nướng, bánh rán và bánh quy.
  • Các carbohydrate tinh chế: Carbohydrate tinh chế làm tăng lượng đường trong máu và kích thích sản xuất insulin, dẫn đến tăng nồng độ triglyceride.

Với những thực đơn cho người mỡ máu mà HoiBenh cung cấp bên trên hy vọng sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng mỡ máu. Chế độ ăn uống rất quan trọng, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.

Xem thêm:

  • Những bài thuốc giúp làm sạch mỡ máu nhanh, hiệu quả
  • Ý nghĩa của các chỉ số trong kết quả xét nghiệm mỡ máu
  • Chống lại bệnh tiểu đường, mỡ máu, ung thư phổ biến với chế độ ăn Địa Trung Hải