Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không?
Xét nghiệm máu Beta-hCG là loại xét nghiệm máu đặc biệt dùng để chẩn đoán việc có thai. Nhiều phụ nữ sau khi thực hiện xét nghiệm này đều có cùng thắc mắc: Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không? HoiBenh sẽ cùng bạn đọc giải đáp về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không?
Xét nghiệm máu Beta-hCG là loại xét nghiệm máu đặc biệt dùng để chẩn đoán việc có thai. Nhiều phụ nữ sau khi thực hiện xét nghiệm này đều có cùng thắc mắc: Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không? HoiBenh sẽ cùng bạn đọc giải đáp về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về xét nghiệm máu Beta-hCG
Trước khi tìm hiểu về loại xét nghiệm này, bạn cần phải tìm hiểu hormone HCG là gì.
Theo các bác sỹ giải đáp, nội tiết tố HCG chỉ xuất hiện khi phụ nữ mang thai và nó được sản xuất từ các tế bào hình thành nên nhau thai – loại tổ chức nuôi dưỡng trứng sau khi thụ tinh cũng như có nhiệm vụ bám vào thành tử cung.
Xét nghiệm hCG là loại xét nghiệm máu dùng để kiểm tra HCG trong máu. Hiện nay, có 2 loại xét nghiệm máu:
- Xét nghiệm máu hCG định tính: đây là xét nghiệm cơ bản để kiểm tra sự hiện diện của hCG. Kết quả của xét nghiệm này sẽ là câu trả lời “có” hoặc “không” và thường được bác sỹ yêu cầu thực hiện để xác nhận mang thai sớm sau khoảng 10 ngày thụ thai.
- Xét nghiệm máu hCG định lượng: còn được gọi là xét nghiệm máu beta-hCG. Đây là xét nghiệm dùng để đo được lượng hormone hCG chính xác có trong máu của bệnh nhân. Thông qua xét nghiệm này, các bác sỹ có thể phát hiện được mức hCG thậm chí rất thấp và nhờ đó, beta-hCG không chỉ dự đoán chính xác việc mang thai mà còn rất hữu ích trong việc theo dõi các vấn đề bất thường trong suốt thai kỳ.
Kết quả xét nghiệm Beta-hCG
Để giúp bạn phần nào dự đoán được tình trạng của mình sau khi nhận kết quả xét nghiệm, sau đây là các mức độ định lượng HCG cần nhớ:
- Mức Beta-hCG < 5mIU/ml: kết quả này chưa đủ để kết luận bạn có đang mang thai hay không tại thời điểm làm xét nghiệm.
- Mức Beta-hCG > 25mIU/ml: đây là kết quả dương tính và điều này khẳng định bạn đã mang thai.
- Mức Beta-hCG thuộc khoảng 5 – 25mIU/ml: bạn nên làm lại xét nghiệm này lần nữa trong khoảng 1 tuần sau để có kết quả chính xác hơn hoặc làm thêm xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân HCG tăng trong máu.
2. Thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không?
Độ chính xác của việc xét nghiệm máu Beta-hCG để chẩn đoán mang thai có độ chính xác cực kỳ cao, hơn 97%. Thậm chí, việc thử thai bằng xét nghiệm máu có thể cho dự báo khả năng mang thai rất sớm, chỉ trong còn 6 – 8 ngày sau thụ thai và ngay cả khi dấu hiệu mang thai vẫn còn chưa biểu hiện rõ nét.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là việc xét nghiệm máu beta-hCG luôn cho kết quả 100% đúng.
Kết quả âm tính giả
HCG là loại hormon do tế bào nhau thai tiết ra. Tuy nhiên, nếu bạn xét nghiệm quá sớm thì lượng HCG này vẫn chưa đủ để xác định, do đó cho kết quả âm tính giả. Bên cạnh đó, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần, thuốc lợi tiểu... cũng làm ảnh hưởng đến nồng độ HCG trong máu và cho kết quả giả tương tự.
Kết quả dương tính giả
Ở khía cạnh khác, nhiều người sau khi xét nghiệm máu beta-hCG nhận được kết quả dương tính và chưa kịp vui mừng thì đã phát hiện ra – đó là kết quả giả. Vì sao lại như vậy?
Nếu như mẫu máu của bạn có chứa protein hay gonadotropin dư thừa từ tuyến yên, điều này sẽ tăng nồng độ HCG trong cơ thể, do đó cho kết quả dương tính giả. Một hiện tượng tương tự cũng có thể cho ra kết quả dương tính giả là do cơ thể của bạn sản xuất ra một số kháng thể có chứa phân tử hCG.
Ở cả 2 trường hợp trên, nếu nhận thấy bất thường, các bác sỹ sẽ tiếp tục cho bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm khác nhằm có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
3. Những lưu ý cần thực hiện để tăng độ chính xác của xét nghiệm máu HCG
Để có hiệu quả cao nhất, bạn cần phải thực hiện một số chú ý sau trước khi xét nghiệm Beta-hCG:
- Bạn nên xét nghiệm máu vào buổi sáng sớm vì đây là thời điểm tốt để lấy mẫu máu.
- Trong vòng 12 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm, bạn cần phải nhịn ăn và tuyệt đối không uống các loại thức uống (trừ nước lọc) như sữa, nước ngọt có ga, nước hoa quả, trà, cà phê, rượu bia...
- Các chất kích thích cũng cần kiêng tuyệt đối trước khi lấy máu.
4. Xét nghiệm máu Beta-hCG và các mục đích khác
Bên cạnh việc chẩn đoán co thai hay không, nồng độ hCG cũng được ứng dụng trong việc kiểm tra tình trạng nghén của thai phụ và phát hiện kịp thời các bất thường trong thai kỳ. Nếu như kết quả đo beta-hCG trong máu trong thai kỳ không tuân thủ theo đúng đường cong sinh lý, thai nhi có khả năng đang gặp vấn đề nào đó. Ví dụ:
- Nếu đột nhiên nồng độ hCG tìm thấy trong máu hoặc trong nước tiểu không tăng sau khi xét nghiệm nhiều lần, có khả năng thai nhi đã chết lưu, bị sảy thai hoặc mẹ mang thai ngoài tử cung.
- Trái lại, nếu như nồng độ hCG cao một cách bất thường, bạn có thể mang đa thai hoặc có thai trứng, bệnh lý tế bào nuôi...
Nhìn chung, thử thai bằng xét nghiệm máu có chính xác không tùy thuộc vào một số yếu tố, nhưng hầu hết trường hợp đều cho ra kết quả đúng. Vì vậy, bạn có thể tin tưởng giải pháp này.
Xem thêm:
- Xét nghiệm máu MCHC là gì?
- Kết quả xét nghiệm máu WBC là gì?
- Có nên làm xét nghiệm máu khi mang thai hay không?