Thông tin mẹ bầu nào cũng mong mỏi: Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Khi nằm trong bụng mẹ, phần lớn thai nhi nằm trong tư thế quay mông hướng phía cổ tử cung. Cho đến một thời gian nhất định thì thai nhi sẽ quay đầu xuống dưới cổ tử cung, còn gáy quay về phía bụng mẹ. Vậy thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu để chuẩn bị cho hành trình chào đời của mình?

Thông tin mẹ bầu nào cũng mong mỏi: Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu? Thông tin mẹ bầu nào cũng mong mỏi: Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?

Dấu hiệu nhận biết và thời điểm thai quay đầu

Để nhận biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu, siêu âm chính là phương pháp chính xác nhất xác định thai đã quay đầu hay chưa.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể dự đoán được thông qua các dấu hiệu điển hình như:

  • Thai máy
  • Cử động tay, chân của thai nhi trong bụng mẹ
  • Để ý thai nhi đạp trên bụng hay dưới bụng để xác định sự thay đổi về vị trí

Thông thường, 80% thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu từ tuần thứ 28-29. 20% còn lại sẽ rơi vào trường hợp thai nhi quay đầu sớm hơn hoặc trễ hơn.

Số ít trường hợp được chẩn đoán quay đầu từ tháng thứ 5. Hơn nữa, nếu là sinh con đầu lòng thì thai nhi sẽ quay đầu từ tuần thứ 35, sinh con thứ 2 trở đi thì thời gian quay đầu sẽ muộn hơn.

vicare.vn-thong-tin-me-bau-nao-cung-mong-moi-thai-nhi-bao-nhieu-tuan-thi-quay-dau-body-1

Vị trí nào thì thai nhi quay đầu tốt nhất?

Để hành trình vượt cạn của mẹ dễ dàng thì thai nhi cần có vị trí thuận tiện. Vị trí tốt nhất là đầu thai nhi chúc xuống dưới cổ tử cung, còn gáy thì quay về phía bụng mẹ. Như vậy, khi mẹ chuyển dạ, thai nhi sẽ di chuyển xuống đường vòng hông dễ dàng và nhanh chóng. Vị trí ngôi thai này được gọi là ngôi trước chỏm đầu.

Một số thai nhi nằm đúng chiều nhưng gáy lại quay lưng về cột sống của mẹ nên được gọi là ngôi sau. Ở vị trí này thì người mẹ dễ gặp các nguy cơ như:

  • Kéo dài thời gian chuyển dạ
  • Có nguy cơ sinh mổ cao
  • Trong suốt quá trình chuyển dạ bị đau lưng
  • Có thể phải sử dụng đến các thủ thuật lấy thai như giác hút, phooc-sep

Làm sao để thai nhi xoay đầu tốt nhất?

Để thai nhi có ngôi thuận là ngôi trước chỏm đầu giúp người mẹ thuận lợi trong sinh nở và thai nhi khỏe mạnh thì có thể thực hiện các cách sau:

  • Tư thế ngồi: Không nên đặt đầu gối cao hơn hông. Nếu phải ngồi ô tô thì nên dùng đệm lót để nâng cao mông. Nếu công việc đòi hỏi phải ngồi nhiều thì thỉnh thoảng thay đổi tư thế.
  • Tập thể dục: Khi thai nhi được 37 tuần trở đi thì nên tập thể dục cả tay, chân, hông để sinh nở thuận tiện. Những mẹ bầu có thai nhi ngôi không thuận thì tập thể dục giúp ngôi thai xoay chuyển lại vị trí thuận.
  • Bơi lội: Khi thai nhi được 30 tuần thì mẹ bầu nên đi bơi để giúp thai nhi xoay chuyển về ngôi thuận.
  • Giơ chân lên cao: Khi thai nhi được 30 tuần, mẹ bầu nên giơ chân lên cao, cơ thể mẹ nằm hướng dốc xuống đầu. Nhưng chỉ nên thực hiện 3 lần/ ngày khi đói bùn để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.
  • Tập đầu gối - ngực: Từ tuần thai 30-37, mẹ bầu tập bài tập đầu gối - ngực 2 lần/ngày trong khoảng 5-15 phút bằng cách đứng thẳng lưng, sau đó đứng lên ngồi xuống sao cho đầu gối sát vào ngực. Làm như vậy giúp thai nhi quay đầu đúng vị trí.
vicare.vn-thong-tin-me-bau-nao-cung-mong-moi-thai-nhi-bao-nhieu-tuan-thi-quay-dau-body-2

Tư thế ngủ tốt cho thai nhi

  • Mỗi thai phụ có thời điểm quay đầu của thai nhi khác nhau và đối với con đầu lòng, con thứ 2 trở đi cũng khác nhau. Nhưng, như đã nói, thông thường, 80% thai nhi quay đầu vào tuần thứ 28-29. Thời gian này tử cung thường xoay về bên phải nên mẹ bầu nằm nghiêng bên trái để giảm áp lực cho xương chậu và các động mạch. Đồng thời thai nhi cũng được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và lưu thông máu dễ dàng. Nếu mẹ bầu bị phù chân hoặc các tính mạch ở chân căng lên thì kê cao chân lên sẽ giúp máu lưu thông, giảm phù nề.
  • Ngoài ra, khi mẹ bầu nằm bên trái, thai nhi sẽ thoải mái và vận động nhiều hơn do được cung cấp đủ dưỡng chất hơn so với nằm ngửa.

Như vậy, với những thông tin cần thiết, hy vọng mẹ bầu đã biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu và những biện pháp giúp thai nhi ở ngôi thuận. Chúc các mẹ bầu có quá trình mang bầu khỏe mạnh và sinh con “mẹ tròn con vuông”.

Xem thêm:

  • Thai nhi quay đầu ở tuần 30 có phải là dấu hiệu sinh sớm?
  • Sự quay đầu của thai nhi chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp tới
  • Mẹ cần lưu ý gì khi thai nhi quay đầu