Thông thường có thai bao lâu thì bị ốm nghén?

Khi mang thai, ốm nghén là một trong những hiện tượng diễn ra vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, các mẹ đã biết thời điểm những cơn ốm nghén xuất hiện là khi nào, để giúp tìm được giải pháp “đối phó” hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu có thai bao lâu thì bị ốm nghén trong bài viết dưới đây.

Thông thường có thai bao lâu thì bị ốm nghén? Thông thường có thai bao lâu thì bị ốm nghén?

Khi mang thai, ốm nghén là một trong những hiện tượng diễn ra vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, các mẹ đã biết thời điểm những cơn ốm nghén xuất hiện là khi nào, để giúp tìm được giải pháp “đối phó” hay chưa? Hãy cùng tìm hiểu có thai bao lâu thì bị ốm nghén trong bài viết dưới đây.

1. Ốm nghén thực chất là gì?

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sản khoa, ốm nghén là khái niệm dùng để chỉ sự thay đổi về sức khỏe thai phụ diễn ra trong thời kỳ mang thai. Biểu hiện cơ bản của ốm nghén gồm có nôn hoặc buồn nôn. Cảm giác này thường xuất hiện phổ biến vào buổi sáng nhưng cũng có thể kéo dài trong suốt cả ngày. Cùng với đó, tùy từng cơ địa của mỗi mẹ bầu mà ốm nghén còn đi kèm các triệu chứng khác như thèm ăn hoặc hoặc chán ăn, mệt mỏi, đau đầu hay chóng mặt.

2. Tại sao mang thai lại bị ốm nghén?

Trước khi tìm hiểu có thai bao lâu thì bị ốm nghén, các bạn đã biết tại sao hiện tượng này lại xuất hiện ở phụ nữ mang bầu hay chưa?

Thực tế, một số nguyên nhân được cho là có mối liên hệ với hiện tượng này gồm có:

  • Sự gia tăng của hormone Human chorionic gonadotropin (hCG): Nhiều tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra được mối liên hệ giữa hormone hCG và những cơn ốm nghén. Cụ thể, thai phụ có xu hướng buồn nôn, mệt mỏi trong cùng khoảng thời gian nồng độ hCG gia tăng.
  • Dạ dày nhạy cảm hơn khi mang thai: Với những mẹ có đường tiêu hóa nhạy cảm, sự thay đổi của cơ thể khi mang thai cũng ảnh hưởng phần nào đến khả năng hoạt động của dạ dày. Đặc biệt, một số nghiên cứu cũng cho biết thai phụ có vi khuẩn Helicobacter pylori trong dạ dày sẽ có tỉ lệ buồn nôn và nôn cao hơn.
  • Ảnh hưởng của stress: Theo kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện trước đây, những phụ nữ thường xuyên căng thẳng, lo lắng khi mang thai có xu hướng ốm nghén nhiều hơn so với thông thường.
vicare.vn-thong-thuong-co-thai-bao-lau-thi-bi-om-nghen-body-1
Tại sao mang thai lại bị ốm nghén?

3. Vậy có thai bao lâu thì bị ốm nghén?

Với mỗi người, thời điểm cơn ốm nghén xuất hiện cũng có những sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này thường bắt đầu phổ biến ở tuần thứ 5-6 thai kỳ và kéo dài trong suốt 3 tháng đầu mang thai. Có đến 91% phụ nữ cho biết họ có dấu hiệu ốm nghén, xuất hiện sớm nhất là tuần thứ 4 và kéo dài lên đến 14-16 tuần.

4. Đâu là giải pháp giúp khắc phục chứng ốm nghén khi mang thai?

Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn, nôn khi mang thai cũng như cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau đầu. Các bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp hạn chế phần nào các cơn ốm nghén như sau:

  • Tránh để dạ dày trống rỗng bằng cách ăn bữa chính và phụ ban ngày. Khi sử dụng thực phẩm, bạn nên tránh các loại thức ăn có nhiều dầu mỡ và thay thế bằng món ăn theo sở thích của bản thân mình.
  • Mẹ bầu cần ngồi nghỉ ngơi, tránh nằm ngay sau khi ăn bởi nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa.
  • Khi thức dậy vào buổi sáng, các bạn nên ngồi nghỉ 1 lát, bước xuống đất chậm rãi thay vì di chuyển đột ngột.
  • Tránh tiếp xúc với những thực phẩm, các loại hóa chất hay mùi hương gây cảm giác buồn nôn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày. Đặc biệt khi cơn buồn nôn xuất hiện, các bạn có thể nhâm nhi các loại nước với thành phần glucose, muối, và kali cho khả năng bù đắp các chất điện giải bị mất. Ngoài ra, một cốc trà gừng hay ngậm kẹo gừng cũng giảm buồn nôn khá tốt.
  • Thường xuyên vận động nhẹ nhàng, hít thở không khí trong lành bằng cách đi dạo mỗi tối.
  • Bởi thư giãn là điều cần thiết với mọi mẹ bầu, do đó bạn cũng có thể ngồi thiền cũng vô cùng hiệu quả
  • Nếu cảm thấy mệt mỏi, các bạn hãy thư giãn ngay khi có thể. Đôi khi, chỉ cần nằm nghỉ, nghe nhạc cũng đủ để mẹ bầu hồi phục tốt hơn.
  • Việc ốm nghén cũng có thể do cơ thể bạn thiếu một số chất nhất định. Lúc này, bạn hãy sử dụng vitamin bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Một số mùi hương tự nhiên cũng có thể giúp mẹ bầu thư giãn, giảm buồn nôn khá tốt như mùi chanh, sả. Do đó, các mẹ có thể chuẩn bị một chiếc đèn xông tinh dầu để chìm đắm trong sự thư thái.
vicare.vn-thong-thuong-co-thai-bao-lau-thi-bi-om-nghen-body-2
Thường xuyên vận động nhẹ nhàng sẽ khiến cơ thể thoải mái giảm những cơn nghén

5. Cần làm gì khi ốm nghén xuất hiện quá mức?

Thời điểm có thai bao lâu thì bị ốm nghén đã được chia sẻ cụ thể. Có thể thấy rằng, nếu ốm nghén xuất hiện ở mức độ vừa phải, đi kèm biểu hiện như buồn nôn hay nôn nhưng thai phụ vẫn có thể ăn uống bình thường, các bạn đừng quá lo lắng bởi điều này sẽ sớm biến mất khi bước sang tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, thực tế có khoảng 2% mẹ bầu bị nôn nghén nặng, thường xuyên trong ngày và không thể ăn được gì suốt thời gian dài. Lúc này, nếu cơn ốm nghén thường xuyên làm phiền khiến bạn sụt cân, mệt mỏi hoặc có những dấu hiệu bất thường khác. Các bạn nên ghé thăm bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ khuyến cáo người dùng sử dụng một số loại thuốc nhất định để điều trị việc ốm nghén nặng.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn các mẹ đã biết được thông tin cụ thể về việc có thai bao lâu thì bị ốm nghén. Nhìn chung, mẹ bầu đừng quá bận tâm hay lo lắng về vấn đề này bởi đây là điều diễn ra phổ biến. Điều quan trọng là bạn hãy áp dụng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý mỗi ngày. Từ đây, bạn sẽ có được sức khỏe ổn định để giúp em bé trong bụng phát triển tốt nhất!

Xem thêm:

  • Bà bầu bị nghén con có thông minh không?
  • Tại sao lại có triệu chứng nôn nghén vào buổi tối?
  • Đau lưng có phải là dấu hiệu mang thai hay không?