Thời kỳ thai nghén nên ăn gì để tốt mẹ khoẻ con?
Ốm nghén là giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai( thường xuất hiện trong 3 tháng đầu). Lúc này các bà bầu có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, tâm lý bất ổn, mệt mỏi chán ăn, buồn nôn và nôn, đau lưng... Vậy trong suốt thời kỳ thai nghén nên ăn gì để bà bầu có sức khỏe tốt cho thai nhi phát triển khỏe mạnh
Thời kỳ thai nghén nên ăn gì để tốt mẹ khoẻ con?
Ốm nghén là giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai (thường xuất hiện trong 3 tháng đầu). Lúc này các bà bầu có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, tâm lý bất ổn, mệt mỏi chán ăn, buồn nôn và nôn, đau lưng... Vậy trong suốt thời kỳ thai nghén nên ăn gì để bà bầu có sức khỏe tốt cho thai nhi phát triển khỏe mạnh
1.Các chất dinh dưỡng cần thiết trong thời kỳ thai nghén
Muốn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi thì các mẹ nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ: cụ thể nên chia thành 3 bữa chính và 3 bữa phụ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn trong thời kỳ thai nghén cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
- Nhóm chất bột: gạo, mì, ngô, khoai, ngũ cốc nguyên cám...
- Nhóm chất đạm: thịt,sữa, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ...
- Nhóm chất béo: dầu, mỡ, vừng, lạc...
- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ: các loại rau có màu xanh và các loại quả chín có màu đỏ, vàng
Lưu ý: các bà bầu không nên ăn nhưng thực phẩm không được chế biến chín hay những đồ ăn nhanh, đồ uống có gas và cồn, thức ăn quá nhiều gia vị bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Đối với những người đang có thói quen ăn kiêng thì nên bổ sung đầy đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể như:
- Các Vitamin A, B, C, D, E, K.... Cần bổ sung thường xuyên thông qua các thực phẩm hằng ngày
- Canxi: (1000mg/ ngày) nhu cầu cần canxi của bà bầu cao gấp 5-6 lần so với người bình thường vì vậy cần bổ sung canxi thường xuyên để tránh tình trạng chuột rút cho mẹ và thiếu canxi cho bé thông qua các thực phẩm như: trứng, sữa, váng sữa, sữa chua...
- Acid folic: giúp cho hệ thần kinh của trẻ phát triển toàn diện. Acid folic có trong các loại gan động vật, rau xanh thẫm: súp lơ, đậu, bí...
- Omega 3: có trong dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá...
- Protein, chất đạm: là các chất giúp tạo cơ, xương, đặc biệt là tạo máu cho thai nhi. Nó có trong các loại thịt, cá, trứng, sữa...
- Sắt: có mặt trong quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, các loại thịt đỏ, các loại rau củ quả như đậu đỗ...
- Kẽm: giúp phát triển cân nặng và kích thước đầu của bé trước và sau sinh. Chất này có trong cá, hải sản, thịt, sữa...
- Iốt: giúp cải thiện chức năng não bộ vì vậy cần bổ sung I-ốt kịp thời.
- Nước: uống nước và ăn hoa quả mỗi ngày giúp tránh tình trạng táo bón và duy trì sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé ( khoảng 8 ly nước mỗi ngày).
Ngoài những thực phẩm ở trên các mẹ có thể bổ sung các vitamin và dưỡng chất thông qua các thuốc, thực phẩm chức năng, những sản phẩm dành cho bà bầu dưới sự tư vấn của bác sĩ và dược dược sĩ như omega 3, elevit...
2.Mẹ nên ăn gì trong thời kỳ thai nghén
2.1.Các loại kem làm từ trái cây giúp giảm cảm giác buồn nôn
Thực tế đã chứng minh khi có cảm giác buồn nôn và nôn nếu ăn đồ cay nóng sẽ làm cho tình trạng này càng thêm tồi tệ. Qua đây có mẹo dành cho các mẹ trong thời kỳ thai nghén chúng ta nên ăn những đồ mát lạnh làm bằng trái cây để hạn chế được tình trạng này. Cụ thể chúng ta có thể xay nhuyễn các loại hoa quả cho thêm chút đường hay sữa tùy sở thích mỗi người rồi đặt vào ngăn đông, sau 1-2h chúng ta đã có những cốc kem làm từ hoa quả rất ngon lành. Đối với những bạn không muốn ăn nhuyễn chúng ta có thể cát nhỏ từng miếng rồi để vào ngăn đông đá, cũng chỉ sau 1-2h là chúng ta có thể đem ra sử dụng. Như vậy chỉ mất khoảng 15-20 phút chúng ta đã có món ngon vừa bổ dưỡng cho sức khỏe mẹ và bé vừa tránh được tình trạng buồn nôn
2.2.Quả thanh long giúp hệ tiêu hóa bổ sung vitamin và dưỡng chất
Thanh long là một loại hoa quả có rất nhiều vitamin và dưỡng chất. Nó giúp các mẹ không bị thiếu hụt những chất vi lượng cần thiết cho thai kỳ. Đặc biệt thanh long còn có chất sơ và lượng nước dồi dào, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm cảm giác buồn nôn và triệu chứng đầy hơi
2.3.Quả nho giúp cân bằng dạ dày
Khi các mẹ có cảm giác nôn nao, khó chịu ở cổ họng thì ăn nho là lựa chọn cần lưu ý hàng đầu. Với vị ngọt chua của nho sẽ giúp đẩy lùi cảm giác khó chịu nhanh chóng. Hơn nữa trong loại quả này còn chứa nhiều đường glucose, vitamin c và chất xơ nên giúp ổn định dạ dày và hệ tiêu hóa. Đây là một câu trả lời tuyệt vời cho thắc mắc: “ Thời kỳ thai nghén nên ăn gì”
2.4.Nước trái cây đánh bay cơn nghén
Đừng để ốm nghén bủa vây các mẹ khi xung quanh các mẹ giờ đây có rất nhiều loại hoa quả bổ dưỡng. hãy đánh bay cơn nghén của bạn bằng các loại như chanh, táo cà chua, những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Hơn nữa các thực phẩm này còn cung cấp vitamin C, nhiều chất chống oxy hóa, đặc biệt kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
2.5.Bánh mặn –bạn đồng hành không thể thiếu của các mẹ bị nghén
Trong giai đoạn ốm nghén bạn nên có những hộp bánh mặn mang theo bên người. Bởi vị mặn giúp cảm giác khó chịu của bạn nhanh chóng tan biến. Tuy vậy bạn cũng không nên ăn quá nhiều bởi nó sẽ gây ra các bệnh như tăng huyết áp. Bạn hãy nên bổ sung các chất dinh dưỡng khác cần thiết trong suốt giai đoạn mang thai để có sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé
2.6.Đừng quên các loại ngũ cốc nguyên hạt
Ốm nghén nên ăn các món từ ngũ cốc là một đáp án vô cùng hoàn hảo trong giai đoạn này. Chúng có mặt trong thực đơn hàng ngày của tất cả mọi người. Các món ăn làm từ ngũ cốc nguyên hạt có thể xua đi các cảm giác khó chịu do ốm nghén. Các mẹ có thể mang theo một ít bánh quy, bánh mì hay các món ngũ cốc hỗn hợp là từ ngũ cốc nguyên hạt. và để kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, đồng thời giúp trung hòa lượng acid dư thừa trong dạ dày giảm ợ nóng, trào ngược cho mẹ thì các mẹ có thể chát bột đường vào trong các món ăn này
Trên đây là những món mà các mẹ có thể lựa chọn để xua đi nỗi lo “Thời kỳ thai nghén nên ăn gì”
3.Thực phẩm không nên ăn trong thời kỳ mang thai
- Để có sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé các mẹ nên tránh ăn thịt sống hoặc tái, những thức ăn để lạnh
- Tránh xa những thực phẩm bị nghi nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn gây hại, thực phẩm để lâu ngày hoặc thực phẩm hâm lại nhiều lần
- Để không ảnh hưởng đến não bộ của bé các mẹ không nên ăn cá thu, cá kình.. bởi lượng thủy ngân trong chúng khá cao
- Các loại rau quả như đu đủ xanh, rau sam, táo mèo, rau răm, dứa hay các loại hải sản như cua baba... các mẹ cũng nên hạn chế ăn để không gặp phải tình trạng đau bụng do co bóp tử cung
Xem thêm:
- Những cách giảm nghén khi mang thai hiệu quả mẹ bầu không nên bỏ qua
- Nghén khi mang thai và điều cần lưu ý
- Bà bầu nghén chua là dấu hiệu mang thai con trai hay con gái?