Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?

Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu? Đây là câu hỏi mà không ít người thắc mắc, lo lắng khi nghi ngờ mình mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để các bạn hiểu rõ hơn thời gian ủ bệnh lậu bao lâu cũng như các triệu chứng trong thời gian ủ bệnh gây ra

Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu? Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay. Với tốc độ lây truyền cao, bệnh lậu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, phổ biến nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản.

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là một bệnh lây qua đường tình dục. Bệnh gây ra bởi một loại vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria gonorrhoeae hay gonococcus. Đây là loại vi khuẩn thường xuất hiện ở âm đạo, cổ tử cung, mắt, miệng, hậu môn và nhất là trong đường niệu đạo của nam giới.

Bệnh lậu có thể xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở nam nữ trong độ tuổi sinh sản.

Bệnh lậu lây qua đường nào?

Thực tế, vi khuẩn lậu không thể tồn tại quá vài phút khi ra khỏi cơ thể con người. Do đó, bệnh lậu hầu như không lây qua những tiếp xúc thông thường. Việc tìm hiểu rõ bệnh lậu lây qua đường nào sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả? Cụ thể, bệnh lậu có thể lây nhiễm qua những con đường chủ yếu sau:

  • Lây qua quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn dưới bất kỳ hình thức nào đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu. Kể cả quan hệ tình dục qua cơ quan sinh dục, qua đường hậu môn, qua miệng mà không có cách phòng tránh an toàn...đều có thể khiến bạn nhiễm vi khuẩn lậu.

Lây qua những tiếp xúc gián tiếp

Vi khuẩn lậu có thể tồn tại trong các vật dụng cá nhân như: bàn chải đánh răng, nhà vệ sinh, bồn tắm...Do đó, nếu sử dụng chung những đồ vật hay hay tiếp xúc với dịch mủ của người bệnh nguy cơ nhiễm lậu là rất cao.

  • Lây từ mẹ sang con

Phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm bệnh lậu có thể dễ dàng truyền bệnh sang con. Bệnh lậu ở trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.

  • Lây qua đường truyền máu

Đây cũng là một trong những con đường lây nhiễm chủ yếu của bệnh lậu như: truyền máu, hiến máu, sử dụng chung bơm kim tiêm hay tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh.

vicare.vn-thoi-gian-u-benh-lau-la-bao-lau-body-1
Bệnh lậu có thể lây qua đường truyền máu

Thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu?

Thường thì khi bị nhiễm bệnh, các cầu khuẩn lậu phát triển rất nhanh, do đó mà thời gian ủ bệnh cũng không lâu, nhanh nhất là từ 3 đến 5 ngày, và chậm nhất là 2 đến 10 ngày. Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào sức khỏe của người bệnh và độ mạnh yếu của vi khuẩn. Nếu cơ thể bạn có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch yếu, lại dùng nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... ...thì thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn. Và ngược lại, cơ thể người bệnh có sức đề kháng tốt, thì các vi khuẩn lậu sẽ sinh sản chậm và sức tấn công yếu. Hoặc bạn mắc bệnh lậu khi đang dùng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh khác thì thời gian ủ bệnh của bệnh lậu cũng sẽ có sự thay đổi. Có thể thuốc kháng sinh mà bạn đang dùng sẽ ức chế tạm thời sự phát triển của các song cầu khuẩn lậu khiến cho chúng không biểu hiện ra các triệu chứng lâm sàng, làm kéo dài thêm thời gian ủ bệnh.

Đặc biệt trong thời gian ủ bệnh thì vi khuẩn có thể tấn công đến các cơ quan khác như niệu đạo, cổ tử cung, trực tràng và cổ họng,...

Ngoài ra, bệnh lậu còn được chia thành các giai đoạn phát triển cũng như là thời gian ủ bệnh, cụ thể:

  • Giai đoạn đầu: Virus gây bệnh có thể xâm nhập vào niệu đạo, sau 36 tiếng có thể tấn công mạnh vào bên trong cơ thể và bắt đầu phát triển.
  • Giai đoạn hai: Là lúc virus gây bệnh bắt đầu quá trình phát triển, trong 36 tiếng ở giai đoạn một chúng sẽ hoàn chỉnh một chu kỳ sống.
  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh.

Các triệu chứng trong thời gian ủ bệnh lậu

vicare.vn-thoi-gian-u-benh-lau-la-bao-lau-body-2

Bệnh lậu thường chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính. Ngoài ra, biểu hiện của bệnh lậu ở nam và nữ giới hay trẻ em cũng khác nhau.

Ở nam giới

Giai đoạn cấp tính:

Sau thời gian ủ bệnh lậu, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi ngứa, khó chịu ở đường tiểu, sau vài giờ thì tiết ra chất dịch trong, sau đó chuyển dần sang đục rồi thành mủ có màu vàng sữa đục. Tiếp theo đó, hai mép miệng sáo sưng, đỏ khi đi tiểu người bệnh có cảm giác tiểu rắt, tiểu buốt, nóng rát, đau như dao cắt và có trường hợp mủ chảy ngày càng nhiều, nếu nặng hơn có thể tiểu ra máu. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức mình mẩy.

Giai đoạn mãn tính:

Nếu không được điều trị hay điều trị không hiệu quả ở giai đoạn cấp tính thì những vi khuẩn sẽ phát tán và chuyển sang giai đoạn mãn tính, vi khuẩn sẽ bắt đầu từ niệu đạo trước, xâm nhập sâu dần đến các tuyến và niệu đạo sau, để tiếp tục sinh sôi và phát triển, các triệu chứng trên sẽ mất dần chỉ còn lại là tiểu ra giọt đục buổi sáng, và tăng lên khi lao động nặng, thức khuya hay uống rượu bia...

Ở nữ giới

Giai đoạn cấp tính:

Với nữ giới thì trong thời gian ủ bệnh khó cho thể nhận biết, vì những dấu hiệu của bệnh không rõ như ở nam giới. Theo thống kê có khoảng 97% không có triệu chứng, chỉ có 3% còn lại mới có triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt và khó chịu đi kèm.

Giai đoạn mãn tính:

Vẫn chưa có triệu chứng gì đặc biệt và thường thì chỉ có huyết trắng, hoặc có những biểu hiện của biến chứng mà thôi.

Ở trẻ em

Trẻ em cũng có thể mắc phải bệnh lậu do khi chào đời tiếp xúc với dịch ở âm đạo của người mẹ bị nhiễm bệnh. Khi sinh ra, từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 21 mắt bé bị sưng phù, đỏ và có mủ vàng. Với tình trạng này có thể phòng ngừa bằng cách dùng thuốc kháng sinh hay nhỏ mắt bằng Nitrat bạc khi lúc mới sinh ra.

Ngoài lậu ở đường sinh dục nam và nữ, trẻ sơ sinh thì bệnh lậu còn có thể gây bệnh ở các cơ quan khác như lậu ở tim, khớp, cổ họng, amidan, hậu môn, trực tràng.

Cách điều trị bệnh lậu hiệu quả

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định những biện pháp điều trị khác nhau.

Cụ thể, những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu người bệnh có thể điều trị nội khoa bằng thuốc. Bác sĩ sẽ kê những loại thuốc kháng sinh đặc trị để chống lại virus lậu. Nếu bệnh lậu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ phát triển nhanh chóng gây những biến chứng nguy hiểm. Khi đó, người bệnh cần áp dụng những biện pháp điều trị ngoại khoa mới có thể điều trị bệnh lậu triệt để được. Hiện nay, phương pháp DHA được đánh giá là cách điều trị bệnh lậu hiệu quả và triệt để nhất. Phương pháp này có ưu điểm là phá hủy được nguyên thể của vi khuẩn lậu, ngăn ngừa tình trạng tái phát.

Những phương pháp phòng tránh bệnh lậu

vicare.vn-thoi-gian-u-benh-lau-la-bao-lau-body-3
Việc sàng lọc bệnh lậu cũng như các bệnh xã hội khác là điều rất cần thiết

Bệnh lậu là một trong những bệnh xã hội có tốc độ lây lan mạnh và khó chữa nhất hiện nay.

Thậm chí, khi đã điều trị khỏi mà bạn không biết phòng tránh đúng cách bệnh lậu vẫn có thể tái phát trở lại. Do đó, việc sàng lọc bệnh lậu cũng như các bệnh xã hội khác là điều rất cần thiết.

Khi đăng ký Gói khám sàng lọc bệnh xã hội, bạn sẽ được: Khám chuyên khoa Da liễu; Thực hiện các xét nghiệm như: xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Chlamydia test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum TPHA định tính và định lượng, xét nghiệm vi khuẩn nhuộm soi và xét nghiệm vi nấm nhuộm soi.

Hi vọng, với những thông tin trên sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc cũng như tự trả lời cho mình về thời gian ủ bệnh lậu là bao lâu. Nếu bạn mắc bệnh lậu mà không điều trị hoặc chữa trị không đúng cách sẽ khiến bệnh phát triển thêm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng vô sinh. Vì thế, khi bạn thấy cơ thể có sự thay đổi hay có các triệu chứng của bệnh thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

  • Triệu chứng bệnh lậu ở nam và nữ
  • Khi nghi ngờ bệnh dịch lây qua đường tình dục nơi cần đến Bệnh viện Da liễu Trung ương
  • Cảnh giác với đường lây ít ngờ tới của bệnh lây truyền qua đường tình dục