Thời gian tiêm phòng cho bà bầu khi nào là hợp lý?
Để có thể sinh con khỏe mạnh và an toàn, ngoài chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, các bà bầu còn cần phải chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe. Một trong những việc phải lưu ý chính là tiêm phòng. Vậy thời gian tiêm phòng cho bà bầu vào khi nào là hợp lý? HoiBenh sẽ giúp chị em tìm hiểu về vấn đề này.
Thời gian tiêm phòng cho bà bầu khi nào là hợp lý?
Để có thể sinh con khỏe mạnh và an toàn, ngoài chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, các bà bầu còn cần phải chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe. Một trong những việc phải lưu ý chính là tiêm phòng. Vậy thời gian tiêm phòng cho bà bầu vào khi nào là hợp lý? HoiBenh sẽ giúp chị em tìm hiểu về vấn đề này.
Mang thai nên tiêm phòng ở tháng thứ mấy?
Việc tiêm phòng không chỉ giúp cho mẹ bầu bổ sung được những dưỡng chất cần thiết mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh không mong muốn, mang tới sức khỏe một cách toàn diện nhất. Một trong những vắc xin mà mẹ bầu hay phải tiêm nhất chính là mũi tiêm phòng uốn ván để giúp cho mẹ và bé được bảo vệ trước sự xâm nhập của vi trùng.
Có thể nói, uốn ván là bệnh do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra khi tiết độc tố thần kinh mạnh. Căn bệnh này rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là ở những phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Theo thống kê, hầu hết phụ nữ khi có thai đều chưa từng được tiêm phòng loại vắc xin này, bản thân họ cũng không biết đến những công dụng khi phải tiêm phòng nên nhiều chị em không có khả năng miễn dịch với bệnh.
Do đó, chị em khi đang ở độ tuổi sinh đẻ mà chưa từng tiêm phòng uốn ván thì nên tiêm để bảo vệ sức khỏe sinh sản và bảo vệ em bé sau này. Tổng số lần tiến hành tiêm là khoảng 5 lần, sau 5 lần có tiêm nhắc lại hay không thì còn tùy thuộc vào tình trạng thai nghén sau thời gian cách mũi cuối cùng là bao lâu. Lần tiêm nhắc này phụ thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ và cơ địa của mỗi mẹ bầu.
Thời gian tiêm phòng cho bà bầu được quy định như sau
- Với những thai phụ chưa từng tiêm phòng uốn ván thì nên tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1 tháng và tiêm trước khi sinh khoảng 15 ngày. Nếu như thai phụ đến đăng ký sớm thì mũi đầu tiên nên tiêm vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ và mũi thứ 2 vào tháng thứ 6.
- Với những thai phụ từng tiêm đủ uốn ván 2 mũi hoặc mới chỉ có 1 mũi thì nên tiêm 1 mũi nữa vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5 của thai kỳ.
- Nếu thai phụ từng tiêm phòng 3 mũi bạch hầu, ho gà, uốn ván khi còn nhỏ thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi vào tháng thứ 4 hoặc thứ 5. Còn nếu thai phụ đã được tiêm 3 – 4 mũi uốn ván từ trước thì nên tiêm 1 mũi nhắc lại.
- Với những thai phụ đã tiêm 5 mũi uốn ván rồi thì không cần phải tiêm bổ sung. Thế nhưng nếu mũi thứ 5 được tiêm trên 10 năm thì thai phụ nên tiêm nhắc lại. Với những mẹ bầu dù đã tiêm 4 – 5 mũi từ trước nhưng lần có thai sau đã quá 1 năm thì các mẹ nên tiêm nhắc lại để bảo vệ sức khỏe.
Mẹ bầu cần tiêm phòng thêm những mũi nào ngoài uốn ván?
- Mẹ bầu nên tiêm phòng Rubella vào 3 tháng đầu và tháng cuối của thai kì khi không may mắc bệnh Rubella. Tuy nhiên, đây là bệnh cũng lành tính, dễ chữa khỏi và có thể phòng tránh nên mẹ bầu không cần phải lo lắng thái quá.
- Tiêm phòng vắc xin viêm gan B: Vắc xin này sẽ giúp mẹ bầu phòng tránh việc mắc bệnh và biến chứng về gan.
- Mũi tiêm phòng thủy đậu: Với những mẹ bầu, nhất là những chị em mới mang thai thì ít nhất 2 tháng đầu tiên cần tiêm phòng thủy đậu. Bởi, nếu trong quá trình mang thai mà chị em bị thủy đậu sẽ làm ảnh hưởng tới thai nhi, khiến bé có nguy cơ bị dị tật.
Như vậy, đối với mỗi loại vắc xin thì sẽ có thời gian tiêm phòng cho bà bầu riêng. Chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể tiêm phòng kịp thời, tránh những hệ quả không mong muốn về sức khỏe. Khi tiêm phòng, mẹ bầu nên thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín và theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tiêm phòng cao nhất. Nếu như thấy cơ thể có bất cứ những dấu hiệu nào không bình thường sau khi tiêm phòng, mẹ bầu nên khẩn trương tới gặp bác sĩ để được tư vấn tận tình.