Thời gian lành vết khâu tầng sinh môn mà chị em cần biết
Vết rạch tầng sinh môn được tạo ra trong quá trình chị em vượt cạn. Đây là một thủ thuật để giúp cho quá trình sinh nở của chị em diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn mà không làm ảnh hưởng nhiều tới vùng kín. Vậy thời gian lành vết khâu tầng sinh môn thường là bao lâu? HoiBenh sẽ cùng với các độc giả tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Thời gian lành vết khâu tầng sinh môn mà chị em cần biết
Vết rạch tầng sinh môn được tạo ra trong quá trình chị em vượt cạn. Đây là một thủ thuật để giúp cho quá trình sinh nở của chị em diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn mà không làm ảnh hưởng nhiều tới vùng kín. Vậy thời gian lành vết khâu tầng sinh môn thường là bao lâu? HoiBenh sẽ cùng với các độc giả tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Vết rạch tầng sinh môn vì sao lại có?
Nhiều chị em lầm tưởng rằng, vết rạch tầng sinh môn là để giúp cho các bác sĩ đỡ đẻ được dễ dàng hơn. Tuy nhiên trên thực tế lại không phải như vậy. Việc rạch tầng sinh môn trong khi chuyển dạ là để đảm bảo cho sức khỏe của chị em, đồng thời giúp cho vùng kín giữ được tính thẩm mỹ của mình. Trước khi tìm hiểu thời gian lành vết khâu tầng sinh môn, chị em cũng có thể tìm hiểu những điều như sau:
Với vấn đề thẩm mỹ, trong khi rặn đẻ nếu như tầng sinh môn không có đủ sự giãn nở để cho em bé chui ra thì sẽ bị rách rộng, vết rách này sẽ trở nên ngoằn ngoèo và xấu xí so với vết cắt can thiệp là một đường thẳng. Hơn nữa, vết rách cho dù được khâu cẩn thận cũng vẫn sẽ để lại sẹo xấu, khiến mất thẩm mỹ và sau khi sinh có thể sẽ bị rách hoặc nứt ngay tại vết sẹo cũ.
Về sức khỏe, vết rách sẽ làm ảnh hưởng tới nút thớ ở khu vực trung tâm của đáy chậu, làm cho tầng sinh môn bị nhão về sau này. Lúc đó, tầng sinh môn sẽ mất đi khả năng co hồi lại như ban đầu. Từ đó mà dẫn tới nguy cơ bị sa tử cung, trực tràng, âm đạo, bàng quang.
Vậy thời gian lành vết khâu tầng sinh môn là bao lâu?
Do vết rạch tầng sinh môn là thủ thuật để giúp các chị em vừa bảo vệ sức khỏe của mình, vừa nâng cao tính thẩm mỹ về sau này nên nếu như được chăm sóc cẩn thận, vết rạch sẽ nhanh chóng lành mà không làm ảnh hưởng gì tới sức khỏe của các chị em.
Thường thì khi được chăm sóc cẩn thận theo đúng chỉ định của bác sĩ, sản phụ không gặp phải bất kì biến chứng nào sau sinh thì thời gian lành vết khâu tầng sinh môn sẽ là từ 2 cho đến 3 tuần và qua 1 tháng thì sẽ tự động ổn định. Lúc này, chị em sẽ phục hồi lại các cảm giác như bình thường. Hiện nay, các bác sĩ để sử dụng chỉ tự tiêu để tiến hành khâu tầng sinh môn cho các chị em sản phụ nên chị em không cần phải thực hiện thêm bước cắt chỉ.
Thế nhưng, nếu sau 1 tháng mà chị em vẫn cảm thấy có sự đau nhức ở khu vực vùng dưới thì cần khẩn trương đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại. Bởi lúc này, vết thương gần như đã bị nhiễm trùng hoặc đường chỉ khâu sẽ quá chặt. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về bôi hoặc tự ý uống bất cứ loại thuốc nào mà không có sự tư vấn từ bác sĩ.
Nhiều chị em cảm thấy lo sợ với vết rạch tầng sinh môn trong khi sinh nở nhưng trên thực tế, thủ thuật này sẽ được thực hiện trong khi mẹ đang phải vật lộn với những cơn đau đẻ. Do đó mà các chị em sẽ không hề cảm nhận được sự đau đớn và xem là bác sĩ đã rạch hay chưa. Hơn nữa, đây chỉ là vết cắt vô cùng đơn giản so với tay nghề của các bác sĩ và chính thuốc gây tê tại chỗ đó vẫn còn tác dụng nên chị em sẽ không cảm thấy đau.
Ngoài thời gian lành vết khâu tầng sinh môn, nhiều chị em còn quan tâm đến thời gian khâu tầng sinh môn. Thường thì thời gian khâu tầng sinh môn sẽ diễn ra từ 15 – 20 phút phụ thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch, cũng như vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Khi hết thuốc gây tê, sản phụ sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu ở vết khâu. Thời gian từ 1 – 2 tuần (tùy thuộc vào cơ địa của từng người) thì chị em sẽ không cảm thấy khó chịu nữa.
Để tránh vết rạch tầng sinh môn, chị em khi chuyển dạ cần phải lưu ý
- Nên sinh con ở tư thế thẳng đứng hoặc là nửa nằm nửa ngồi và dĩ nhiên là phải có người đỡ đẻ, để giúp cho bé được thoát ra dễ dàng hơn.
- Các chị em nên đăng ký một lớp tiền sản để các giáo viên hướng dẫn chi tiết cho cách rặn đẻ, cách thả lỏng dần cơ ở vùng chậu, cách phình đáy chậu hoặc phình mô lớp âm đạo...
- Nên thảo luận với bác sĩ chịu trách nhiệm chính trong ca sinh của chị em về việc rạch tầng sinh môn.
Như vậy, thời gian lành vết khâu tầng sinh môn thường là từ 1 – 2 tuần sau khi sinh, có người còn lâu hơn phụ thuộc vào cơ địa. Chị em cũng không nên quá lo lắng về việc bị rạch tầng sinh môn bởi các bác sĩ bao giờ cũng sẽ lưu ý cho các sản phụ trước khi các chị em đi sinh con.
Xem thêm:
- Tại sao mẹ đi đẻ bị rạch tầng sinh môn?
- Để rặn đẻ không bị rạch tầng sinh môn, mẹ bầu phải biết những điều này