Thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn không?

Với chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, ngoài việc sử dụng thuốc thì tập luyện thể thao nhẹ, tập phục hồi chức năng được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và được áp ụng trong các phòng phục hồi chức năng của bệnh viện. Nhiều người mách nhau về phương pháp tập xà đơn giúp chữa bệnh hiệuq quả. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn không?

Thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn không? Thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn không?

Với chứng bệnh thoát vị đĩa đệm, ngoài việc sử dụng thuốc thì tập luyện thể thao nhẹ, tập phục hồi chức năng được xem là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả và được áp ụng trong các phòng phục hồi chức năng của bệnh viện. Nhiều người mách nhau về phương pháp tập xà đơn giúp chữa bệnh hiệuq quả. Vậy thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn không? Cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

1. Thế nào là thoát vị đĩa đệm?

Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình (triệu chứng đau và chèn ép thần kinh trên lâm sàng).

Đĩa đệm có thể thoát vị ra trước hoặc vào phần xốp của thân đốt sống, nhưng phần lớn là thoát vị ra sau vào ống sống, trong đó thể sau - bên là phổ biến nhất.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh thoát vị đĩa đệm, do nhân nhầy chèn vào đám rối thần kinh thắt lưng - cùng gây ra hội chứng thắt lưng hông gây đau và rối loạn cảm giác chân bên bị chèn ép (thoát vị đĩa đệm sau - bên) hoặc cả hai chân (thoát vị đĩa đệm sau - giữa).

vicare-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-xa-don-khong-body-1

2. Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng biểu hiện bởi hai hội chứng:

Thứ nhất là hội chứng cột sống, với dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là đau cột sống thắt lưng. Khởi đầu đau cấp tính đột ngột, sau đó giảm dần và hay tái phát trở thành mạn tính. Đau lan dần xuống các khu vực của các rễ thần kinh bị chèn ép chi phối. Có thể kèm theo rối loạn cảm giác (dị cảm) như nóng rát, tê bì, kiến bò. Đau có thể tăng lên khi ho, hắt hơi, thay đổi tư thế...

Hội chứng thứ hai là hội chứng rễ thần kinh, với các biểu hiện đau, rối loạn cảm giác lan dọc theo rễ thần kinh chi phối bị chèn ép. Teo cơ do rễ thần kinh chi phối bị chèn ép, có thể teo từng nhóm cơ hoặc cả chân...

Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh là sai tư thế trong lao động, tập luyện như: Mang vật nặng, cúi xuống nhấc vật nặng lên sai tư thế. Do lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, bị gậy thúc vào lưng, cây hoặc cột điện đổ đè vào lưng...). Tập thể dục không đúng cách hoặc ngồi sai tư thế.

Ngoài ra bệnh còn đến từ nguyên nhân nội tại như thoái hóa tự nhiên hoặc do bệnh lý cột sống như gai đôi đốt sống, thoái hóa đốt sống, gù vẹo cột sống...

vicare-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-xa-don-khong-body-2

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách tập xà đơn

Các bác sĩ Y học cổ truyền mới đây đã chỉ ra rằng điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp kéo giãn cột sống thắt lưng tự nhiên theo phương thẳng đứng bằng trọng lượng cơ thể hay chính là phương pháp tập xà đơn đem lại hiệu quả rất tốt.

Phương pháp tập xà đơn: là cách treo người trên xà đơn để kéo giãn cột sống thắt lưng một cách tự nhiên theo phương thẳng đứng bằng trọng lượng cơ thể. Trong khi treo, có thể hơi gập, ưỡn và xoay nhẹ hai chân (để tăng sự bền vững của dây chằng sau co giãn hay xơ hóa dây chằng).

Đây là phương pháp tự nhiên, ít tốn kém và rất hiệu quả. Nhược điểm của nó là có thể khiến người bệnh bị ngã (do bất cẩn hoặc ở người có hội chứng tiền đình) hoặc bị đau một nhóm cơ nào đó (do không khởi động kỹ trước khi thực hiện)... Để khắc phục nhược điểm này, chúng ta nên làm xà đơn thấp (kiễng chân lên là bám được vào xà, sau đó bàn chân vuông góc với cẳng chân sẽ không chạm mặt sàn). Không nên làm xà đơn quá cao, phải nhảy lên mới bám được xà (đề phòng bị ngã do thay đổi huyết áp và rối loạn tiền đình), khi nhảy xuống lại tăng thêm áp lực cho cột sống. Cần phải khởi động kỹ toàn thân nhất là hai tay và hai khớp vai trước khi treo xà.

Phương pháp xà kép: Là cách treo người trên xà kép cũng nhằm kéo giãn cột sống thắt lưng tự nhiên theo phương thẳng đứng bằng trọng lượng cơ thể. Xà kép có lợi thế hơn xà đơn ở một điểm là thời gian treo người lâu hơn và ít xảy ra ngã hoặc đau cơ. Tuy nhiên nhược điểm của xà kép là lực kéo ít hơn (từ ngực trở xuống) so với xà đơn (là trọng lượng toàn thân).

4. Mối liên quan giữa xà đơn và bệnh thoát vị đĩa đệm

Như vậy, thoát vị đĩa đệm có nên tập xà đơn hay không đã được giải đáp. Câu trả lời là có nên tập.

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng chất nhầy trong đĩa đệm của cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường, chèn ép vào các rễ thần kinh, gây ra hội chứng đau thắt lưng hông. Người bị bệnh khó vận động, nhiều người còn phải nằm một chỗ cố định cho đến khi đĩa đệm được ổn định.

Luyện tập xà đơn và xà kép sẽ giúp kéo giãn các hệ cơ như cơ tay, cơ lưng, cơ chân trong cơ thể. Khi cơ thể được nâng lên, áp lực của trọng lượng cơ thể sẽ không còn chèn ép lên cột sống và đĩa đệm, lúc này cột sống được kéo giãn, giải phóng sự chèn ép lên các dây thần kinh. Còn đốt sống được mở rộng, dịch nhầy giữa các khớp và đĩa đệm căng lên, giảm thể tích đĩa đệm bị thoái vị... Tập xà đơn còn giúp giảm đau nhức xương khớp, cơ thể khỏe khoắn, đỡ mệt mỏi ở người tập.

Khi tập xà đơn, người bệnh phải dùng tay đu lên xà, lúc này trọng lượng cơ thể dồn lên đôi tay, cột sống được thả lỏng, giảm bớt lực chèn ép lên dây thần kinh và đĩa đệm từ đó giúp giảm đau, kéo giãn cột sống giúp khí huyết lưu thông. Các động tác nâng hạ thân, đá chân, gập bụng trong khi tập xà đơn còn giúp cơ săn chắc, tăng cường lưu thông máu, giúp đẩy lùi tình trạng bị viêm sưng tấy. Đồng thời kích thích sản xuất các hormone có hiệu quả thư giãn giảm đau như endorphin, oxytocin...

vicare-thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-xa-don-khong-body-3

5. Hướng dẫn cách tập xà đơn đúng cách để chữa thoát vị đĩa đệm

Tập xà đơn có tác dụng bổ trợ rất tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên người bệnh cần tập đúng cách, tốt nhất là có sự hướng dẫn của huấn luyện viên, điều dưỡng viên để tránh các tổn thương có thể xảy ra, dẫn đến tác dụng không mong muốn.

Để phương pháp tập xà có thể giúp chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm thì người bệnh nên khởi động nhẹ nhàng, giúp co giãn cơ trước khi tập để tránh bị đau. Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm thì cơ thể thường kém linh hoạt, nên lựa chọn vị trí đặt xà đơn để có thể kiểm soát được khi cơ thể mất cân bằng.

Tập xà đơn đúng cách là để 2 tay rộng bằng vai, nắm chặt vào thanh xà, kéo người lên theo phương thẳng đứng để kéo giãn cột sống thắt lưng tự nhiên. Sau đó có thể làm thêm các động tác gập chân, ưỡn ngực, xoay chân nhẹ nhàng. Đây là phương pháp ít tốn kém mà hiệu quả điều trị lại nhanh. Trong quá trình tập cần chú ý thiết kế xà đơn thấp, vừa tầm với với người bệnh. Không nên làm xà đơn quá cao phải nhảy lên mới bám vào được rất nguy hiểm, vì người tập có thể bị ngã và khi hạ người xuống mạnh sẽ làm tăng áp lực cột sống dẫn đến bệnh nặng hơn.

Theo khuyến cáo từ các bác sĩ có chuyên môn thì duy trì thói quen tập xà đơn thường xuyên là một liệu pháp hỗ trợ các vấn đề về thoát vị đĩa đệm, đau cột sống, đau mỏi vai gáy... thật hữu hiệu. Chăm tập luyện còn giúp bạn có hệ cơ xương chắc khỏe, đẩy lùi tình trạng lão hoá ở xương khớp, làm cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Xem thêm:

  • Phương pháp chụp MRI chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
  • Chữa thoát vị đĩa đệm không cần phẫu thuật
  • Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga