Thoái hóa khớp xảy ra ở độ tuổi nào?

Thoái hoá khớp ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh bởi gây nhiều đau đớn và hạn chế về vận động. Vậy, thoái hoá khớp xảy ra ở độ tuổi nào, dấu hiệu và triệu chứng ra sao, cách phòng tránh như nào?

Thoái hóa khớp xảy ra ở độ tuổi nào? Thoái hóa khớp xảy ra ở độ tuổi nào?

Thoái hoá khớp ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh bởi gây nhiều đau đớn và hạn chế về vận động. Vậy, thoái hoá khớp xảy ra ở độ tuổi nào, dấu hiệu và triệu chứng ra sao, cách phòng tránh như nào?

Thoái hoá khớp là gì?

Thoái hoá khớp xảy ra khi phần sụn đệm giữa hai đầu xương bị hư hỏng, kèm theo phản ứng viêm và lượng dịch nhày có tác dụng bôi trơn trong khớp giảm thiểu. Sụn khớp bị lão hoá và trở nên khuyết, mòn, khô và nứt nẻ, giảm đàn hồi, mất độ trơn nhẵn, sần sùi,... Bệnh nhân thoái hoá khớp thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau đớn, vận động bị hạn chế, thậm chí là tàn phế và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

vicare.vn-thoai-hoa-khop-xay-ra-o-do-tuoi-nao-body-1

Thoái hóa khớp xảy ra ở độ tuổi nào?

Trước đây, thoái hoá khớp được coi là căn bệnh mạn tính của tuổi già kể từ sau 45 – 50 tuổi bởi theo thời gian, sụn khớp dần bị bào mòn, dịch tiết ra ít hơn khiến hệ khớp lão hoá dần nên vận hành kém và gây cảm giác đau nhức. Tuy nhiên trong các năm gần đây, bệnh thoái hoá khớp đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ.

Theo báo Người Lao Động, thoái hoá khớp hiện đã không còn là căn bệnh của riêng người già nữa bởi rất nhiều người mắc căn bệnh này khi mới 30 – 35 tuổi hoặc thậm chí là sớm hơn. Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bệnh thoái hoá khớp trẻ hoá là bởi cuộc sống hiện đại có sự hỗ trợ của nhiều loại máy móc hoặc do quá mải mê với công việc nên các bạn trẻ chỉ ngồi một chỗ, ít vận động hơn. Việc lười vận động khiến mức độ lão hoá của khớp và nhiều bộ phận khác trên cơ thể diễn ra nhanh hơn.

Triệu chứng của thoái hóa khớp

Dù thoái hoá khớp xảy ra ở độ tuổi nào thì có một đặc điểm chung là ở giai đoạn đầu, bệnh phát triển rất âm thầm và gần như không có dấu hiệu nào. Khi xuất hiện các triệu chứng sau thì nghĩa là khớp đã bị tổn thương nặng:

- Đau nhức: Người bệnh thấy đau ở vị trí khớp bị thoái hoá, cảm giác này thường xuất hiện và tăng nặng hơn khi thay đổi tư thế hoặc vận động. Đau nhiều khi tăng cân, nhất là ở vị trí khớp gót chân, khớp háng, khớp gối – những khớp phải gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Triệu chứng này xuất hiện theo từng đợt rồi giảm dần, sau đó lại xuất hiện đợt khác. Khi đau quá nhiều sẽ gây co cơ phản ứng.

- Đi lại khập khiễng, vận động khó khăn do khó cử động cổ, đau khớp háng, đau mỏng vùng sau gáy lan dần tới cánh tay dẫn tới việc tay không cầm nắm được.

- Khi ngồi lâu hoặc vào buổi sáng thường bị cứng khớp, hiện tượng này thường kéo dài dưới 30 phút.

- Khớp kêu: Mỗi khi co duỗi thấy khớp kêu lục cục, lạo xạo kèm đau đớn.

- Khớp tê sưng, biến dạng, teo cơ: Đây là dấu hiệu cho thấy sụn khớp và xương dưới sụn đã bị tổn thương nghiêm trọng như ngón chân cứng và cong ve, ngón tay trở nên cong và gồ ghề, đầu gối lệch trục,...

vicare.vn-thoai-hoa-khop-xay-ra-o-do-tuoi-nao-body-2

Cách điều trị bệnh thoái hoá khớp

Hiện có hai phương pháp điều trị thoái hoá khớp gồm điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa, bất kể thoái hoá khớp xảy ra ở độ tuổi nào. Trong đó:

- Phương pháp điều trị nội khoa sử dụng thuốc tăng chất nhầy của khớp, thuốc kích thích tế bào sụn, thuốc giảm đau và chống viêm, cấy ghép tế bào gốc. Ngoài ra, bác sĩ có thể áp dụng thêm các phương pháp vật lý trị liệu như: xung điện giảm đau, siêu âm, dùng máy phát sóng ngắn, chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, tăng vận động bằng cách cho bệnh nhân tập dưỡng sinh, thực hiện bài tập vận động khớp hoặc đạp xe đạp tại chỗ để kích thích tăng chất sinh nhờ giúp tái tạo sụn và làm khớp linh hoạt hơn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần dùng thêm những thực phẩm giàu chất nhờn để bổ sung peptidoglycan – chất tái tạo dịch khớp như gân bò, móng giò heo, chân bò, chân heo,...; các thực phẩm có khả năng oxy hoá mạnh như rau ngót, súp lơ, rau cải, cà rốt, bí ngô, gấc, cà chua,... giúp giảm tốc độ sụn khớp bị phá huỷ.

- Phương pháp điều trị ngoại khoa: Bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật nếu phương pháp điều trị nội khoa không đạt kết quả hoặc khi khớp bị tổn thương quá nặng kéo theo các biến chứng như rối loạn đại tiểu tiện, teo cơ, liệt,... Các kỹ thuật có thể thực hiện gồm: nội soi khớp (cắt lọc, khoan kích thích để tạo xương hoặc cấy ghép tế bào sụn) và phẫu thuật thay khớp.

Phòng tránh bệnh thoái hóa khớp

Khi được hỏi “Thoái hoá khớp xảy ra ở độ tuổi nào”, các chuyên gia y tế khuyến cao hiện bệnh đang có xu hướng trẻ hoá với số người trẻ tuổi mắc bệnh ngày càng nhiều. Do đó, mỗi người cần có ý thức phòng tránh bệnh thoái hoá khớp ngay từ khi còn trẻ bằng cách thực hiện chế độ sinh hoạt khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; tránh khớp bị quá tải bởi vận động và trọng lượng bằng cách duy trì cân nặng hợp lý, tránh các tư thế như ngồi vẹo lệch hoặc đứng quá lâu; tập luyện thể dục thường xuyên và vừa sức để cơ bắp khoẻ mạnh, tránh tập quá lâu hoặc tập vận động quá mạnh.

vicare.vn-thoai-hoa-khop-xay-ra-o-do-tuoi-nao-body-3

Với người cao tuổi, nên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, bơi lội nhẹ nhàng, tập dưỡng sinh khoảng 20 – 30 phút mỗi ngày. Ngoài ra, cũng nên duy trì chế độ ăn uống đa dạng, giàu khoáng chất, vitamin và protein, đặc biệt là canxi như các loại quả chín, các loại rau có màu vàng hoặc màu xanh đậm, lươn, cua, tôm, sữa, trứng,...

Bệnh thoái hoá khớp có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nên ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên tới cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu, đôi khi người bệnh chỉ cần tập vật lý trị liệu song nếu bệnh nặng, có thể sẽ phải dùng thuốc hoặc phẫu thuậttheo chỉ định. Lưu ý, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau bởi tuy có thể cắt giảm cơn đau tức thì nhưng đây chỉ là biện pháp nhất thời, không chữa được bệnh mà còn gây tâm lý chủ quan, lơ là, khiến bệnh thoái hoá khớp tiến triển ngày càng trầm trọng hơn.