Thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
Cuộc sống hiện đại bận rộn làm nhiều người dần quên đi sức khỏe bản thân mình, đặc biệt là đối tượng văn phòng chỉ ngồi một chổ ít vận động, hay những người công nhân lao động nặng nhọc vì cuộc mưu sinh,... Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh thoái hóa khớp có chiều hướng gia tăng ở nhóm người trẻ tuổi.
Thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
Cuộc sống hiện đại bận rộn làm nhiều người dần quên đi sức khỏe bản thân mình, đặc biệt là đối tượng văn phòng chỉ ngồi một chỗ ít vận động, hay những người công nhân lao động nặng nhọc vì cuộc mưu sinh,... Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh thoái hóa khớp có chiều hướng gia tăng ở nhóm người trẻ tuổi.
Những cơn đau dai dẳng
Theo TS.BS Nguyễn Đình Phú, phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), trường hợp gần đây nhất mà bác sĩ điều trị là chị Thuận, công tác tại TP.HCM, làm biên tập viên cho một website đôi tay thường xuyên tháo tác trên máy tính, thường xuyên ngồi phòng lạnh ít ra ngoài vận động. Thời gian gần đây chị hay đau mỏi khớp vai, khủy tay, gối,... người nhức mỏi ê ẩm. Nghĩ rằng chuyển mùa, thời tiết mưa nắng thất thường vài ngày sẽ khỏi, chị tự ý mua các loại thuốc giảm đau về uống. Vậy nhưng, đã 3 tháng trôi qua cơn đau xuất hiện nhiều và mức độ ngày càng nặng hơn.
Ngờ rằng có bệnh, chị tìm đến bác sĩ cầu cứu thì nhận được kết quả bị thoái hóa khớp vai, cổ tay. Chị Thuận hết sức ngạc nhiên vì chị mới 30 tuổi lại chưa từng có chấn thương các khớp đó. Bác sĩ giải thích, nguyên nhân dẫn đến khớp thoái hóa trong trường hợp này có thể là do lười vận động hoặc khớp tay hoạt động quá nhiều ở một tư thế. (Theo Thoaihoaxuongkhop)
Đau khớp nói chung và là một dấu hiệu rất hay gặp trên lâm sàng các bệnh khớp, trong đó có bệnh thoái hóa khớp.
Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp
Vì có rất nhiều bệnh khớp khác nhau có biểu hiện là đau khớp, nên để xác định chính xác bệnh, phải xác định rõ tính chất đau khớp: đau một điểm hay đau toàn bộ khớp gối, đau có tăng lên khi vận động; đau có kèm theo viêm khớp gối và tràn dịch khớp gối hay không; đau khớp có kèm theo hạn chế vận động khớp hay không; đau khớp gối có kèm theo sốt,...
Ở những người trẻ tuổi nếu chỉ đau khớp đơn thuần, không có điểm đau cố định và không kèm theo tình trạng viêm khớp (sưng nề, nóng đỏ vùng khớp gối, hoặc có khi sưng khớp gối rất to do tràn dịch khớp) thì cần phải lưu ý đến nguyên nhân đau do khớp luôn ở một tư thế cố định quá lâu; hoặc do chấn thương.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp
Người bị bệnh thoái hoá khớp thường có cảm giác đau vùng khớp bị thoái hóa, lúc đầu đau nhẹ nhàng, đau chủ yếu về đêm. Đôi khi chỉ một vài điểm, đau tăng hơn khi vận động vùng khớp đang đau.
Đôi khi có cảm giác cứng vùng khớp bị đau, nhất là sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, sau một lúc đi lại nghỉ ngơi thấy đỡ đau hơn, thấy dễ chịu hơn.
Có khi khớp bị sưng lên, chứa nhiều dịch bên trong mà nhiều người gọi là tràn dịch khớp. Nếu chọc hút thì đau sẽ giảm xuống nhưng mấy ngày sau khớp sưng trở lại.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có nguyên nhân bắt nguồn từ là tình trạng tổn thương sụn khớp kết hợp với hiện tượng viêm khớp hoặc giảm thiểu lượng dịch khớp kéo dài, khiến cho quá trình tái tạo sụn không bù đắp được lớp sụn bị mất đi theo thời gian. Về lâu dài, lớp sụn khớp phủ trên bề mặt xương dần bị mỏng đi và hư tổn, gây đau nhức, hạn chế vận động, bệnh nhân thậm chí có thể bị tàn phế.
Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp chủ yếu do quá trình lão hóa cơ thể, ở người trẻ thường do người bệnh giữ một tư thế, hành động lặp đi lặp lại, mang vác nặng, trấn thương khớp,... Trong cuộc sống hiện đại, làm việc có máy móc, phương tiện hỗ trợ nên các bạn trẻ ít vận động hơn. Việc lười vận động không chỉ khiến khớp mà mức độ lão hóa của nhiều bộ phẩn khác trên cở thể cũng sẽ diễn ra sớm hơn.
Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa nhưng thường phổ biến tại các chi và cột sống. Trong đó thoái hóa khớp gối rất phổ biến vì khớp này luôn phải chịu căng để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển.
Ngoài ra, còn một nhóm nguyên nhân nữa là do lạm dụng rượu bia, thuốc lá, tự ý sử dụng thuốc tây khi bị bệnh không có chỉ định của bác sĩ (đặc biệt thuốc có dexamethason), do thực phẩm không đảm bảo, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, do bệnh nội khoa kèm theo...
Bệnh lý xương khớp gây khó khăn trong vận động và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, do đó điều trị và phòng ngừa bệnh xương khớp là việc làm hết sức cần thiết.
Khi phát hiện những dấu hiệu đầu tiên bệnh nhân thoái hóa khớp nên đến bác sĩ khám và tư vấn có những biện pháp điều trị phù hợp. Đối với bệnh nhẹ, phương pháp vật lý trị liệu còn bệnh nặng có thể phải sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau theo chỉ định. Tuyệt đối bệnh nhân không nên không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau.
Cách phòng và điều trị bệnh tốt nhất là thân người bệnh cần có chế độ kiểm soát cân nặng, vận động và nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học.