Thịt kho để tủ lạnh được bao lâu?

Tủ lạnh là công cụ bảo quản đồ ăn rất hữu ích mà hầu hết các gia đình hiện nay đều có. Tuy nhiên không phải chỉ cần để đồ ăn vào tủ lạnh, nhất là thức ăn chín, như thịt kho, là có thể yên tâm “ăn lúc nào cũng được”. Vậy thức ăn chín để tủ lạnh được bao lâu? Thịt kho để tủ lạnh được bao lâu?

Thịt kho để tủ lạnh được bao lâu? Thịt kho để tủ lạnh được bao lâu?

Tủ lạnh là công cụ bảo quản đồ ăn rất hữu ích mà hầu hết các gia đình hiện nay đều có. Tuy nhiên không phải chỉ cần để đồ ăn vào tủ lạnh, nhất là thức ăn chín, như thịt kho, là có thể yên tâm “ăn lúc nào cũng được”. Mỗi loại thực phẩm đều được khuyên bảo quản và sử dụng với nhiệt độ và thời gian phù hợp. Nếu dài hơn không những giảm tác dụng mà còn có thể gây hại. Vậy thức ăn chín để tủ lạnh được bao lâu? Thịt kho để tủ lạnh được bao lâu?

Cơ chế bảo quản thức ăn của tủ lạnh và những nguy cơ

Như chúng ta đã biết, tủ lạnh tạo môi trường kín, với nhiệt độ thấp hơn môi trường ngoài, thông thường khoảng dưới 4 độ C ở ngăn mát, -18 độ C ngăn đông, để kéo dài thời hạn sử dụng của đa số loại thực phẩm, đặc biệt là thức ăn chín. Ở nhiệt độ thấp, phần lớn vi khuẩn giảm hoặc ngừng hoạt động, do đó thời gian để chúng sinh sản và làm hỏng thức ăn sẽ kéo dài. Một số loại tủ lạnh hiện đại hiện nay còn có chức năng lọc không khí, diệt được một số loại vi khuẩn.

Cuộc sống bận rộn giữa công việc và gia đình khiến việc nấu thức ăn chín sẵn để tủ lạnh trở thành thói quen của không ít gia đình. Thịt kho là một trong những món ăn đơn giản thường xuyên được chế biến. Nhưng thức ăn chín để tủ lạnh được bao lâu? Thịt kho để tủ lạnh được bao lâu? không phải ai cũng quan tâm và tìm hiểu.

Thức ăn chín để tủ lạnh, có thể có một số nguy cơ như:

  • Vi khuẩn biến đổi: Nếu để thức ăn chín, ví dụ như thịt kho, còn nóng vào tủ lạnh, có thể gây “shock nhiệt” đối với vi khuẩn. Chính điều này tạo cơ hội cho chúng biến đổi, thích nghi với môi trường khắc nghiệt, sức sống và khả năng sinh sản tăng cao.
  • Việc để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh còn làm ngưng đọng hơi nước, tăng độ ẩm, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Các vi khuẩn hoạt động ở nhiệt độ thấp phát triển: Đa số vi khuẩn ưa nhiệt độ nóng ẩm. Tuy nhiên, vẫn có một số loại sinh sản và phát triển ở nhiệt độ thấp. Khi thức ăn chín hay thịt kho để tủ lạnh quá lâu, các vi khuẩn này cũng có cơ hội tạo độc tố hay biến chất đồ ăn.
  • Thịt kho được tẩm ướp nhiều gia vị, khi để tủ lạnh quá lâu, các phản ứng hóa học xảy ra cũng làm biến chất món ăn này.
  • Vi khuẩn lây lan từ các loại thực phẩm khác, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, khi để thức ăn chín và thực phẩm sống gần nhau.

Với những nguy cơ kể trên, hậu quả đối với người dùng thức ăn chín để tủ lạnh cũng có nhiều mức độ, từ nhẹ đến nặng.

  • Mất mùi vị thơm ngon của thức ăn.
  • Gây rối loạn tiêu hóa.
  • Nếu độc tố tích tụ lâu ngày, kết hợp với các yếu tố thuận lợi khác, có thể gây ung thư như ung thư dạ dày, ung thư thực quản,...
vicare.vn-thit-kho-de-tu-lanh-duoc-bao-lau-body-1
Tủ lạnh là công cụ bảo quản đồ ăn rất hữu ích mà hầu hết các gia đình hiện nay đều có

Đặc điểm khi bảo quản thức ăn chín

  • Thức ăn chín là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sản và phát triển.
  • Theo Cục an toàn thực phẩm - bộ Nông nghiệp Mỹ, thức ăn chín chỉ an toàn với người dùng trong 2 giờ đầu ngay sau khi nấu và dễ bị hỏng ở nhiệt độ 4 - 60 độ C. Sau nhiều nhất 2 giờ nếu không dùng ngay, bắt buộc phải bảo quản nóng hoặc lạnh. Nếu bảo quản không đúng cách đều sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
  • Các loại thực phẩm nhanh và dễ hỏng nhất là thịt - nguyên liệu chính của món thịt kho, cá, trứng bóc vỏ, các sản phẩm từ sữa,...
  • Một số vi khuẩn trong thức ăn chứa độc tố protein. Ngay cả khi đun nóng lại cũng không tiêu diệt hết được. Vì vậy, với những thức ăn chín này, nên ăn ngay sau khi chế biến. Nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng trong 2 giờ, nên bỏ đi, không nên để tủ lạnh.
  • Một số thực phẩm được tiệt trùng hoàn toàn, đóng gói kín, với môi trường vô trùng. Nhưng khi mở gói, chúng không còn vô trùng nữa. Trong không khí có chứa vô số các loại vi khuẩn, nấm mốc và bào tử của chúng, dễ dàng xâm nhập vào môi trường đầy dinh dưỡng như thức ăn chín.

Thức ăn chín để tủ lạnh được bao lâu?

Để giải đáp băn khoăn: Thức ăn chín để tủ lạnh được bao lâu? Thịt kho để tủ lạnh được bao lâu? của các bà nội trợ, các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra lời khuyên về thời gian và cách bảo quản của các nhóm thức ăn chín như sau:

Khuyến cáo được đưa ra với điều kiện nhiệt độ trong tủ lạnh dưới 4 độ C ở ngăn mát và cao nhất -18 độ C ở ngăn đông.

Thịt kho để tủ lạnh được bao lâu?

Việc “kho 2 lửa” đối với thịt kho, cá kho là thói quen của rất nhiều gia đình Việt Nam. Thịt kho lần thứ nhất được để tủ lạnh, lần sau lấy ra kho lại và thưởng thức. Tuy nhiên, thời gian này chỉ nên kéo dài 1 - 2 ngày. Nếu dài hơn, thì khi kho lại, có thể bạn chưa phát hiện ra sự bất thường, nhưng rất có thể món thịt kho của bạn đã bị vi khuẩn xâm nhập quá nhiều, bị biến chất, hình thành độc tố.

  • Thịt bò, thịt gà đã được nấu chín cũng tương tự với thời gian để tủ lạnh là 1 - 2 ngày.
  • Thịt quay, bít tết để tủ lạnh được khoảng 3 - 5 ngày.
  • Thịt muối để tủ lạnh được tối đa 7 ngày.

Giò, chả, dăm bông, xúc xích

  • Giò, chả nếu để ngăn đông có thể bảo quản được trong 10 ngày, ở ngăn mát thì khoảng 4 - 6 ngày.
  • Xúc xích, dăm bông đã qua chế biến cũng có thể để được khoảng 1 tuần ở ngăn mát, 10 ngày ở ngăn đông.
  • Đặc biệt xúc xích nếu chưa mở gói có thể để tủ lạnh được đến 2 tuần.
vicare.vn-thit-kho-de-tu-lanh-duoc-bao-lau-body-2
Thức ăn chín để tủ lạnh được bao lâu?

Sữa và các sản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa đa số đều đã qua chế biến để đến với người tiêu dùng. Do đó chúng cũng được xếp vào nhóm thức ăn chín với những khuyến cáo khi sử dụng, đó là:

  • Sữa để tủ lạnh được 1 tuần.
  • Bơ: để ngăn đông được 6 - 9 tháng, ngăn mát 2 - 3 tháng.
  • Pho mát miếng cứng: để tủ lạnh được trong 2 tuần.
  • Pho mát bào nhỏ: để tủ lạnh được khoảng 1 tháng.
  • Pho mát mềm: Nếu chưa mở gói có thể để tủ lạnh tới 6 tháng. Đã mở gói thì chỉ nên để tủ lạnh trong 3 - 4 tuần.
  • Với những sản phẩm được in rõ hạn sử dụng, điều kiện bảo quản, thời gian bảo quản khi chưa mở và khi đã mở, mọi người nên đọc kĩ và thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Các loại ngũ cốc

Bao gồm ngô, điều, đậu,... là các loại hạt sống và sản phẩm chế biến từ chúng như bánh mỳ, bánh quy, bánh nướng,...Đối với các món ăn chế biến từ ngũ cốc kể trên, chỉ nên để tủ lạnh trong 1 ngày. Sau đó có thể làm mất hương vị hoặc biến chất đồ ăn. Một số ý kiến còn cho rằng không nên bảo quản các loại bánh này trong tủ lạnh. Các sản phẩm chế biến từ trái cây

Nước ép trái cây được chế biến và đóng hộp bán trên thị trường. Với các sản phẩm này, mọi người cũng nên lưu ý:

  • Để tủ lạnh 7 - 10 ngày nếu đã mở nắp
  • Để được khoảng 3 tuần trong tủ lạnh nếu chưa mở nắp.
  • Nếu muốn bảo quản ở ngăn đông: bạn rót một ít nước ra bớt vì khi đông đá, thể tích sẽ tăng. Bọc lại thật kín và dán bằng băng dính. Khi sử dụng cần lấy ra, làm tan và lắc kĩ.

Thức ăn chín để tủ lạnh cần lưu ý gì?

  • Thức ăn sau khi nấu còn nóng, phải để thật nguội trước khi cho vào tủ lạnh.
  • Thức ăn lấy ra khỏi tủ lạnh phải nấu lại trước khi ăn, vì môi trường tủ lạnh chỉ làm vi khuẩn tạm “ngủ” chứ không tiêu diệt hoàn toàn. Cũng cần lưu ý là nên lấy thức ăn ra khỏi tủ lạnh trước, ít nhất 30 phút - 1 giờ, tránh hiện tượng vi khuẩn “shock nhiệt” tương tự như khi để thức ăn còn nóng vào tủ lạnh.
  • Bọc kín thức ăn chín khi để tủ lạnh bằng ni lông chuyên dụng, màng bọc thực phẩm hay trong hộp, bát đậy kín, hạn chế tối đa vi khuẩn xâm nhập.
  • Không để lẫn, để gần thức ăn chín với thực phẩm sống. Nếu để gần, cần bọc thật kĩ.
  • Không nên để các loại rau nấu chín vào tủ lạnh vì khi chế biến ở nhiệt độ cao, có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn, đặc biệt là trong rau củ sẽ phát triển nhanh, có thể tạo thành độc tố gây ung thư. Do đó, rau củ thừa không có lợi cho sức khoẻ, cũng như người thường xuyên ăn các món ăn chế biến từ rau củ muối có nguy cơ ung thư dạ dày rất cao.
  • Tuân thủ thời gian khuyến cáo để thức ăn chín trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu có thể, nên sử dụng sớm hơn thời gian tối đa. Thông thường chỉ nên lưu thức ăn chín trong ngày.

Xem thêm:

  • Liệu có nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh?
  • Rước bệnh vào người nếu còn sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
  • Sai lầm chết người khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh