Thai nhi xuất hiện ngón tay ngón chân ở tuần thứ mấy thai kỳ?

Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời mà chắc hẳn các mẹ không thể nào quên được. Đã bao giờ bạn thắc mắc thai nhi xuất hiện ngón tay ngón chân ở tuần thứ mấy thai kỳ hay chưa? Khi thai nhi ở tuần thứ 8, mặc dù chưa nhìn thấy rõ nhưng những ngón tay, ngón chân tí xíu của bé đã bắt đầu xuất hiện.

Thai nhi xuất hiện ngón tay ngón chân ở tuần thứ mấy thai kỳ? Thai nhi xuất hiện ngón tay ngón chân ở tuần thứ mấy thai kỳ?

Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời mà chắc hẳn các mẹ không thể nào quên được. Đã bao giờ bạn thắc mắc thai nhi xuất hiện ngón tay ngón chân ở tuần thứ mấy thai kỳ hay chưa? Khi thai nhi ở tuần thứ 8, mặc dù chưa nhìn thấy rõ nhưng những ngón tay, ngón chân tí xíu của bé đã bắt đầu xuất hiện.

Những thay đổi trên cơ thể người mẹ khi thai nhi tuần thứ 8

Ở tuần thứ 8, mẹ sẽ cảm thấy bụng mình lớn hơn hay ngay cả khi không lớn thì cũng là điều bình thường. Bởi mỗi người mẹ có một sự phát triển thai nhi khác nhau tùy theo cơ địa từng người. Dạ con của mẹ sẽ lớn hơn với đường kính khoảng 16cm, khiến cho bụng lớn hơn một chút. Cân nặng của mẹ cũng không tăng hoặc tăng thêm khoảng 2 - 3kg.

Tuyến sữa của bạn cũng đang phát triển nên mẹ sẽ cảm thấy nặng và đau hơn. Bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và thèm ngủ hơn bao giờ hết do lúc này hormone đang dao động, cơ thể phải sản xuất nhiều máu để cung cấp cho thai nhi, khiến cho huyết áp và đường huyết giảm gây ra những cơn buồn ngủ.

Những cơn buồn nôn cũng sẽ tiếp tục đến với bạn bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, bạn sẽ trở nên nhạy cảm với mùi hơn, ngay cả khi đó là những mùi trước giờ bạn chưa từng cảm nhận hoặc những mùi bình thường cũng làm bạn cảm thấy vô cùng khó chịu. Vì vậy, mẹ nên tránh xa những thứ khiến bạn cảm thấy không thoải mái.

Ở tuần thứ 8, bạn vẫn sẽ gặp những cơn co thắt tử cung (tương tự như những cơn co thắt trong kỳ kinh nguyệt bình thường). Lý do là bởi dây chằng ở bụng đang giãn ra cùng với tốc độ mở rộng của tử cung. Nếu bạn cảm thấy quá đau, bạn có thể đến bệnh viện thăm khám để nhận được tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Không những thế, mẹ sẽ gặp một số vấn đề về đường ruột như khó tiêu, đầy hơi, táo bón, ợ chua,.... Đây đều là những hiện tượng hoàn toàn bình thường nên mẹ không cần phải lo lắng.

Khi thai nhi ở tuần thứ 8, bạn nên lưu ý hiện tượng ra máu bởi đây rất có thể là dấu hiệu báo sảy thai. Tuy nhiên, cũng có những lý do khác khiến bạn ra máu trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất này như giao hợp (do cổ tử cung nhạy cảm hơn).

vicare.vn-thai-nhi-xuat-hien-ngon-tay-ngon-chan-o-tuan-thu-may-thai-ky-body-1

Sự phát triển của thai nhi khi ở tuần thứ 8: Thai nhi đã xuất hiện ngón tay ngón chân

Khi đã bước sang tuần thai thứ 8, em bé sẽ có kích thước bằng một hạt đậu nhỏ, dài khoảng 1,6cm và nặng khoảng 1,5g. Mỗi ngày, thai nhi sẽ phát triển thêm 1mm. Vào thời điểm này, mẹ vẫn chưa thể cảm nhận gì ở em bé trong bụng nhưng em bé lúc này khá năng động, di chuyển liên tục trong bụng mẹ và làm được nhiều hành động như lắc cổ tay, gập cổ tay hay uốn cong chân tay. Các ngón tay, ngón chân của bé cũng đã xuất hiện trong thời điểm này dưới dạng màng.

Đường nét trên khuôn mặt thai nhi cũng trở nên rõ ràng hơn, có thể nhận ra đôi tai với dái tai, môi trên, lỗ mũi được định hình rõ ràng hơn. Thai nhi đã hình thành gai vị giác ở lưỡi để chuẩn bị cho những bữa ăn đầu tiên.

Các van tim của bé đã bắt đầu hình thành, tim cũng đã phân chia thành 4 ngăn. Bên trong não, các tế bào thần kinh mở rộng các nhánh và liên kết với nhau, tạo thành các đường thần kinh nguyên thủy.

Chiếc đuôi nhỏ ở tuần thứ 7 cũng đã biến mất, thân hình của thai nhi cũng đã thẳng hơn, không còn cong như trước nữa. Tuy nhiên mẹ vẫn chưa thể xác định được giới tính của thai nhi dù lúc này bộ phận sinh dục đã xuất hiện. Sinh lý cơ bản của bé đã sẵn sàng và bé sẽ tăng cân một cách nhanh chóng ở các tuần tiếp theo.

vicare.vn-thai-nhi-xuat-hien-ngon-tay-ngon-chan-o-tuan-thu-may-thai-ky-body-2

Một số điều mẹ cần lưu ý khi thai nhi tuần thứ 8

Khi thai nhi ở tuần thứ 8, mẹ nên đặt lịch hẹn để khám thai lần 2. Hãy chuẩn bị những câu hỏi thắc mắc những vấn đề cá nhân của mình để được bác sĩ chuyên khoa giải đáp. Lần khám thai này, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm máu để xác định nhóm máu và những vấn đề tiềm ẩn.

Mẹ nên lưu ý dinh dưỡng và vận động nhẹ nhàng, tránh những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như thuốc lá, rượu bia, chất kích thích,....

Khi bụng và ngực lớn dần lên, mẹ cũng sẽ không thể mặc lại những món đồ cũ nữa. Do vậy, bạn nên chuẩn bị những loại trang phục phù hợp cho những tuần tiếp theo.

Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu dinh dưỡng. Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn và luôn đem theo một số loại thức ăn vặt có lợi cho sức khỏe để đề phòng những lúc chóng mặt hay tụt huyết áp. Nếu bạn ngồi hơi lâu thì không nên đứng dậy quá nhanh mà hãy để cho cơ thể điều chỉnh huyết áp trước khi chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.

Xem thêm:

  • Làm xét nghiệm dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy là chuẩn xác
  • Mẹ bầu mang thai lần đầu thường sinh vào tuần thứ mấy thai kỳ?
  • Phôi thai xuất hiện ở tuần thứ mấy thai kỳ?