Thai nhi tuần thứ 26 phát triển như thế nào?

Hai phần ba trong 40 tuần thai chính thức khép lại với tuần thai thứ 26. Tam cá nguyệt thứ hai sẽ kết thúc vào tuần này. Mẹ bầu và em bé đã thay đổi như thế nào? Sau đây, HoiBenh và các mẹ cùng nhau xem bé phát triển như thế nào trong giai đoạn này để bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho thai nhi.

Thai nhi tuần thứ 26 phát triển như thế nào? Thai nhi tuần thứ 26 phát triển như thế nào?

Các mẹ cũng biết ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc, mẹ bắt đầu thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Bé lúc này đã nặng khoảng 900g, bé biết mở và nhắm mắt, ngủ và thức đều đặn, biết mút ngón tay.

Vậy tuần thứ 26 thai nhi phát triển như thế nào?

Ở tuần thai thứ 26, bé nặng khoảng 900g và dài khoảng hơn 36cm nếu duỗi chân. Với nhiều mô não phát triển hơn, não của bé hoạt động rất tích cực. Tuy phổi của bé còn chưa trưởng thành nhưng nếu bé được sinh ra ở tuần thai thứ 26, phổi vẫn có khả năng hoạt động với sự trợ giúp của y tế.

Vào thời gian này bé cưng của bạn sẽ có nhiều giấc ngủ nông hơn (giấc ngủ với chuyển động mắt liên tục- REM) ở tuần thứ 26 này. Những giấc ngủ như vậy rất quan trọng cho não bộ của bé. Nghiên cứu cho thấy trẻ em mới sinh trải qua phần lớn giai đoạn giấc ngủ nông như vậy trong khi ngủ, vì vậy mà đứa trẻ trong bụng của bạn cũng sẽ dành thời gian để tập luyện với giấc ngủ nông trước khi chào đời.

Bộ não của bé cũng sẽ hình thành những nếp nhăn và lồi lõm từ một khối tròn, trơn và mịn trước đây.

vicare.vn-thai-nhi-tuan-thu-26-phat-trien-nhu-the-nao-body-1

Giai đoạn này tóc của bé cũng sẽ trải qua giai đoạn phát triển khá nhanh. Một số bé được sinh ra với tóc mọc như những người bị hói, hay là tóc rất mỏng đến nỗi có thể không phân biệt được. Một số khác được sinh ra với một mái tóc rõ ràng. Những quan niệm rằng việc mẹ bị ợ chua chính là dấu hiệu cho thấy con họ có rất nhiều tóc là hoàn toàn không đúng sự thật.

Để ý các chuyển động nhỏ nhịp nhàng rất thường xảy ra lúc này, mẹ sẽ thấy giống như bé bị nấc cụt. Mỗi đợt thường chỉ kéo dài một vài phút và không hại gì cho bé nên mẹ chỉ cần thư giãn và tận hưởng cảm giác nhột nhột này.

Ở tuần thứ 26 này mẹ có gì thay đổi?

Ở giai đoạn này tử cung của mẹ vẫn là một chiếc nôi hết sức êm ái để bảo vệ và nuôi dưỡng bé cho đến khi được sinh ra. Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ, mẹ có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của mẹ lớn và nặng thêm, gây áp lực lên các tĩnh mạch đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân bạn.

Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp mẹ giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.

vicare.vn-thai-nhi-tuan-thu-26-phat-trien-nhu-the-nao-body-2

Lời khuyên cho mẹ trong tuần thai 26

Nếu bạn cảm thấy mình cần đi tiểu tiện mỗi 5 phút, hãy ngồi yên. Có thể là em bé đang nằm ở một vị trí rất đặc biệt ngay trên bọng đái của bạn. Hãy nằm nghiêng qua một bên để xem thử có thể thay đổi được tư thể nằm của em bé không.

Cẩn thận với các cảm giác khó tiêu và ợ chua. Mọi thứ sẽ trở nên sáng sủa hơn rất nhiều khi cơ thể của bạn ngừng sản xuất và tồn đọng relaxin và progesterone. Trong đó relaxin, nồng độ của nội tiết tố quan trọng này khi bạn mang thai sẽ tăng gấp 10 lần so với khi bạn bình thường.

Xoa dịu cảm giác đau lưng bằng những bài tập thể dục. Hỏi ý kiến của một bác sĩ sản khoa về việc làm thế nào mà bạn có thể tăng cường sức khỏe cho các cơ và khớp của bạn để chống chịu với những cơn đau.

Đi nghỉ. Đây chính là lúc thích hợp nhất để sắp xếp thời gian nghỉ dưỡng trước khi bạn sinh con. Có một kỳ nghỉ khá hợp lý từ lúc bạn nghỉ làm cho tới ngày sinh có thể sẽ làm sức khỏe của bạn hồi phục khá hiệu quả. Đây cũng là thời gian để bạn tịnh tâm và suy nghĩ đến những việc quan trọng sắp tới trong cuộc sống. Nếu bạn đã con con rồi, lúc này bạn sẽ có cơ hội để chia sẻ, hỏi han trực tiếp con cái của bạn về cảm giác của chúng trước khi chúng sẵn sàng đón nhận một người em ruột sắp chào đời.

Xem thêm:

  • Phụ nữ mang thai tuần từ 32 đến 36 nên dùng gói xét nghiệm nào?
  • Mẹ bầu nào cũng muốn biết: Liệu thai nhi 27 tuần đã quay đầu hay chưa?