Thai nhi không có não mẹ nên làm gì?

Thai nhi không có não là một trong những dị tật bẩm sinh ở thai nhi cực kỳ nguy hiểm. Dị tật này được phát hiện sớm dưới siêu âm 4 chiều.cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết về hiện này.

Thai nhi không có não mẹ nên làm gì? Thai nhi không có não mẹ nên làm gì?

Thai nhi không có não là một trong những dị tật bẩm sinh ở thai nhi cực kỳ nguy hiểm. Dị tật này được phát hiện sớm dưới siêu âm 4 chiều.

Thai nhi không có não là gì?

Thai nhi không có não là dị tật thai nhi không có hộp sọ. Đây là dị tật lớn, để lại hậu quả nặng nề, có thể gây chết thai.

Dị tật thai nhi không có hộp sọ rất nghiêm trọng, thai nhi khi ra đời sẽ không có một phần của hộp sọ, da đầu tóc, vỏ não. Đa số thai nhi vô sọ sẽ tử vong ngay sau khi sinh.

Tình trạng thai nhi không có sọ sẽ khiến trẻ bị khiếm khuyết trong quá trình phát triển của não và hộp sọ, não chỉ phát triển rất nhỏ, thiếu một phần hoặc toàn bộ đại não, liên kết não và tiểu não, không có xương sọ bao phủ ở vùng phía sau đầu hoặc có thể sẽ thiếu xương bao phủ phía trước và hai bên đầu.

Thậm chí, não của trẻ chỉ được bao phủ bởi một màng mỏng. Vì thế các bé bị dị tật không có não thường được so sánh với một con ếch vì đầu bẹp hẳn xuống.

Bên cạnh đó, thai nhi không có não còn có một số biểu hiện khác như tật nứt đốt sống, thoát vị màng não, đôi tai biến dạng, chẻ vòm hầu.

Vì sao có hiện tượng thai nhi vô sọ?

  • Thai nhi không có não có nguyên nhân từ những khiếm khuyết ống thần kinh. Ở mỹ, ước tính mỗi năm có 4,859 trẻ sinh ra thì có một trẻ bị hiện tượng thai nhi không có não.
  • Nếu con đầu lòng có nguy cơ bị khiếm khuyết ống thần kinh thì những đứa con tiếp theo sẽ có nguy cơ cao hơn từ 2-5%, và con thứ ba có đến 10-15% khả năng bị dị tật này.
  • Khiếm khuyết ống thần kinh và thai nhi không có não thường xảy ra trong tháng đầu tiên của thai nhi, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai.
  • Khi ống thần kinh hình thành và đóng lại nó sẽ giúp hình thành não, hộp sọ của thai nhi, thai không có não xảy ra khi phần trên ống thần kinh không đóng lại.
  • Thai nhi không có não được chẩn đoán và xác định sau tuần 11 – 12 của thai kỳ. Nếu siêu âm thai, bác sĩ sẽ nhận ra thai nhi vô sọ khi nhìn vào hình ảnh hốc mắt thai nhi, hai hốc mắt to, có cảm giác như thai nhi đang đeo kính mát.
  • Hiện nguyên nhân gây ra dị tật thai nhi vô sọ chưa xác định rõ ràng nhưng yếu tố di truyền và môi trường sống, chế độ dinh dưỡng của người mẹ cũng liên quan đến khiếm khuyết ống thần kinh.
  • Nếu người mẹ dùng thuốc chống động kinh, mắc bệnh tiểu đường, béo phì, nhiễm độc arsenic, sốt cao trong giai đoạn đầu thai kì sẽ làm tăng nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở trẻ.
vicare.vn-thai-nhi-khong-co-nao-me-nen-lam-gi-body-1
Vì sao có hiện tượng thai nhi vô sọ?

Thai nhi không có não mẹ nên làm gì?

Bất cứ người mẹ nào cũng muốn mình có một thai kì ổn định, sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh. Tuy nhiên một số trường hợp trẻ lại bị dị tật không có não. Nếu không may mắn rơi vào trường hợp này, mẹ nên làm gì?

  • Thai nhi không có não rất tội nghiệp. Bởi lẽ không có hoạt động của não, trẻ sẽ hoàn toàn không có nhận thức, không thể tỉnh táo như những đứa trẻ bình thường. Một số trẻ khi chào đời sẽ không thể nhìn thấy, không nghe và không cảm thấy đau đớn nhưng trẻ vẫn có thể tự thở.
  • Một số trẻ có thể khóc được và có phản ứng với ánh sáng nhưng trường hợp này rất hy hữu.
  • Tất cả những trẻ bị dị tật không có não sẽ khó sống được, có tới 75% trong số đó tử vong ngay sau khi sinh hoặc một vài giờ sau khi chào đời.

Vì thế nếu thai nhi không có não các mẹ nên chấm dứt thai kì sớm để đảm bảo an toàn sức khỏe của người mẹ.

Làm sao để phòng ngừa dị tật thai nhi không có não?

Để phòng ngừa dị tật thai nhi không có não, mẹ cần phải bổ sung axit folic ngay từ trước khi có thai và trong 3 tháng đầu thai kì.

  • Hệ thống thần kinh của thai nhi sẽ phát triển ở tuần thứ 3 - 4 của thai kì. Nếu bổ sung axit folic khi biết mình đang mang thai thì có thể hơi trễ.
  • Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên chị em trong độ tuổi sinh để nên dùng acid folic hàng ngày (0,4mg/ngày) trước khi mang thai, không nên chờ khi có thai mới bổ sung. Vì khi biết mình mang thai thì sự hình thành khiếm khuyết ống thần kinh đã xảy ra.
  • Một số trường hợp, mẹ có tiền sử mang thai dị tật không não thì cần bổ sung acid folic cao gấp 10 lần bình thường: từ 0,4 mg lên đến 4 mg. Thời gian bổ sung ít nhất từ 1-3 tháng trước khi mang thai.
  • Ngoài ra các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng tốt, ăn những thực phẩm có chứa acid folic tự nhiên như bông cải xanh, rau muống, lòng đỏ trứng,.. kiêng bia, rượu, thuốc lá.
  • Khi mang thai các mẹ cần khám thai theo định kỳ để được siêu âm, làm các xét nghiệm, chẩn đoán phát hiện sớm hiện tượng thai nhi vô sọ.
vicare.vn-thai-nhi-khong-co-nao-me-nen-lam-gi-body-2
Các mẹ cần khám thai theo định kỳ

Các mốc siêu âm, xét nghiệm quan trọng

  • Lần thứ nhất (6-8 tuần): Sau khi bạn thấy mất kinh 2-4 tuần, khám xem bạn có thực sự mang thai hay không, thai đã vào tử cung chưa, dự đoán ngày sinh. Đồng thời làm một số xét nghiệm nhóm máu, rubella, xét nghiêm Pap, viêm gan B hay các bệnh truyền nhiễm khác.
  • Lần thứ hai (11-14 tuần): Mốc này rất quan trọng, bác sĩ tiến hành đo độ mờ da gáy, dự đoán bất thường về nhiễm sắc thể gây một số bệnh Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành v.v...Siêu âm 3D hoặc 4D phát hiện thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi ...Hoặc làm Double Test tầm soát vấn đề bất thường khác.
  • Lần thứ ba (16 tuần): Theo dõi thông thường, sự phát triển cân nặng của mẹ và bé, xác định xem thai nhi có suy dinh dưỡng hay không.
  • Lần thứ tư (22-23 tuần): Thời điểm này khám, siêu âm sẽ phát hiện những bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng v.v...
  • Lần thứ năm (26 tuần): Siêu âm thai sẽ phát hiện ra bất thường ở cả hai mẹ con. Các mẹ sẽ được tiêm phòng uốn ván lần 1 hoặc lần 2.
  • Lần thứ sáu (31-32 tuần): Siêu âm để phát hiện vấn đề hình thái xảy ra muộn, bất thường ở tim, động mạch, bất thường não như giãn nõa thất. Dự đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung xương chậu người mẹ, xác định mẹ sinh dễ hay khó.
  • Lần thứ bảy (36 tuần): Siêu âm màu, theo dõi Doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kiểm tra nước ối, dây rốn .. Thai nhi sẽ được đo tim thai, chuyển động thai.

Vừa rồi là những thông tin về dị tật thai nhi không có não là gì? Các mẹ cần nắm rõ kiến thức để có một thai kì khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.

Xem thêm:

  • Bố mẹ hiểu gì về thông tin trong kết quả siêu âm thai?
  • Các xét nghiệm khi mang thai: Siêu âm ổ bụng
  • Thai nhi bị giãn não thất bên 12mm, sau sinh có ảnh hưởng gì không?